Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 22/12/2022

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 22/12/2022

MTĐT –  Thứ năm, 22/12/2022 15:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/12/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 22/12/2022.

Hà Nội: 30 tỷ đồng khắc phục sự cố đê sông Hồng tại huyện Mê Linh

Báo Kinh tế Đô thị đưa tin, thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, trong phạm vi từ K49+965 đến K48+165 đê tả Hồng (thuộc địa phận xã Tráng Việt), chiều dài khoảng 200m, đã xuất hiện hai hố sụt phía thượng lưu. Hố số 1 có đường kính khoảng 1,5m, chiều sâu khoảng 2,0m; hố số 2 có chiều khoảng 4,5m, chiều rộng chừng 3,5m, chiều sâu khoảng 2,5m.

Ghi nhận cho thấy, mặt đê tại khu vực nêu trên đang bị sụt lún từ 20 – 40cm. Tình trạng sụt lún gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Đặc biệt là có xu hướng tiếp tục phát triển mở rộng, đặc biệt là trong mùa mưa bão, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn công trình đê điều…

tm-img-alt
Mặt đê tả Hồng đoạn qua xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) bị hư hỏng. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Trước diễn biến trên của đê tả Hồng, UBND huyện Mê Linh đã tiến hành cảnh báo, giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế người và phương tiện qua lại khu vực nguy hiểm. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công trình công cộng, cơ sở kinh tế khu vực lân cận theo phương châm “4 tại chỗ”.

Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du cho biết, hiện nay, đơn vị đang phối hợp với UBND huyện Mê Linh theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố đê tả Hồng. Nghiên cứu thực hiện biện pháp gia cố phù hợp để hạn chế cao nhất sự phát triển của các hố sụt.

Cũng theo ông Du, để bảo đảm an toàn cho đê tả Hồng, UBND TP Hà Nội đã ban hành Lệnh khẩn cấp xây dựng công trình để ngăn chặn tình trạng lún mặt đê và sụt cơ thượng lưu đê tả Hồng tại xã Tráng Việt (huyện Mê Linh). Dự án nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng sụt, lún, giữ ổn định thân đê; bảo đảm an toàn công trình đê điều.

Dự án sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 30 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của TP Hà Nội. Hình thức đầu tư là xử lý khẩn cấp. Công trình được UBND TP Hà Nội giao Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện, hoàn thành thi công trước 30/6/2023, và hoàn thành toàn bộ các hạng mục thuộc dự án trong năm 2023.

Chuyên gia cảnh báo còn nhiều đợt rét đậm, rét hại vào đầu năm 2023

Theo chuyên gia khí tượng thủy văn quốc gia, trong các tháng 1-2/2023, không khí lạnh sẽ tiếp tục hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm và có khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại.

Chuyên gia Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn), cho biết từ tháng 1-3/2023, La Nina (hiện tượng bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường) có khả năng tiếp tục duy trì với xác suất trong khoảng từ 50-55%.

tm-img-alt
Rét đậm, rét hại. (Ảnh: TTXVN)

Với xu thế đó, trong 2 tháng đầu năm 2023, không khí lạnh sẽ tiếp tục hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm và có khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại.

Riêng trong khoảng thời gian từ nay đến ngày 31/12, ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, thời tiết phổ biến là trời rét. Trong đó, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại; thời kỳ đêm 28, ngày 29/12 có mưa, mưa rào rải rác.

Cùng với không khí lạnh, từ nay đến tháng 3/2023, trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện 1 hoặc 2 xoáy thuận nhiệt đới và tập trung ở khu vực Nam Biển Đông, không ngoại trừ khả năng ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam.

Dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước từ tháng 1-3/2023 phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Riêng khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thấp hơn khoảng 0,5 độ C; khu vực Bắc Bộ, trong tháng 2/2023, nhiệt độ cao hơn khoảng 0,5 độ C trung bình nhiều năm.

Cuộc sống của 88% dân số châu Phi bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

Theo một kết quả khảo sát được Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) công bố ngày 20/12, biến đổi khí hậu đang tác động trực tiếp và tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của 88% dân số châu Phi.

Theo TTXVN đưa tin, đây là khảo sát về khí hậu đầu tiên của EIB thực hiện tại các quốc gia châu Phi bao gồm Angola, Cameroon, Côte d’Ivoire, Ai Cập, Jordan, Kenya, Maroc và Tunisia.

Kết quả khảo sát khẳng định biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của người dân châu Phi, với 61% cho rằng thu nhập của họ bị ảnh hưởng.

Những tổn thất này thường là do hạn hán nghiêm trọng, mực nước biển dâng cao, xói mòn bờ biển hoặc các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão lụt.

Hơn một nửa số người châu Phi được hỏi (57%) cho biết họ hoặc những người mà họ biết đã thực hiện một số hành động để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Một số sáng kiến này bao gồm đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm nước để giảm tác động của hạn hán.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Trong khi đó, hơn 1/3 (34%) tổng số người tham gia khảo sát cho rằng biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất mà người dân ở đất nước họ đang phải đối mặt, bên cạnh những thách thức lớn khác như lạm phát hoặc khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Khi được hỏi về các nguồn năng lượng mà đất nước họ nên đầu tư, 76% người châu Phi được hỏi cho rằng năng lượng tái tạo nên được ưu tiên, vượt xa nhiên liệu hóa thạch (13%).

EIB đã hoạt động ở châu Phi từ năm 1965 và đến nay đầu tư tổng cộng 59 tỷ euro (62 tỷ USD) vào 52 quốc gia châu Phi, hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng, các công ty đổi mới và các chương trình năng lượng tái tạo, trong khu vực công và công ty tư nhân.

>>> Xem thêm tại đây

Năm 2023 được dự báo sẽ là một trong những năm nóng nhất được ghi nhận

Theo đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2023 được dự đoán sẽ cao hơn khoảng 1,2°C so với trước khi con người bắt đầu gây ra biến đổi khí hậu. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 10 liên tiếp chứng kiến nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn ít nhất 1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp (năm 1850-1900).

Từ năm 1850 đến nay, năm nóng nhất được ghi nhận vẫn là năm 2016, thời điểm xảy ra hiện tượng El Ninõ ở Thái Bình Dương, đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức đỉnh.

Giáo sư Adam Scaife, người đứng đầu phòng dự báo thời tiết dài hạn của Văn phòng MET, cho biết: “Nếu không có hiện tượng El Niño trước đó làm tăng nhiệt độ toàn cầu, thì năm 2023 có thể không phải là một năm nóng kỷ lục. Thế nhưng, lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu tiếp tục gia tăng nhanh chóng, dẫn đến khả năng năm tới tiếp tục sẽ là một trong những năm nóng kỷ lục.”

Tiến sĩ Nick Dunstone thuộc Văn phòng MET giải thích: “Nhiệt độ toàn cầu trong 3 năm qua đã bị ảnh hưởng bởi tác động kéo dài của La Nina – hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở Thái Bình Dương lạnh đi khác thường.”

Tuy nhiên, theo ông Dunstone, La Nina sẽ kết thúc trong năm 2023, khiến thời tiết tương đối ấm hơn ở các vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, dẫn đến nhiệt độ toàn cầu năm sau ấm hơn so với năm nay.

>>> Xem thêm tại đây

Ấn Độ: Ứng phó với biến đổi khí hậu bằng canh tác tự nhiên

Ramesh Hanumaiya dùng tay đào vài inch trên ruộng của mình và kiểm tra đất. Có sự chuyển động trong lớp đất dày màu nâu: những con giun đất nhỏ bé bị xáo trộn khỏi tổ của chúng. Một nắm đất đầy giun đất có vẻ không nhiều, nhưng đó là kết quả của 7 năm làm việc miệt mài.

tm-img-alt
Nông dân đang chuẩn bị phân bón tự nhiên không hóa chất để bón cho cây trồng (Nguồn: Internet)

Ramesh, 37 tuổi, cho biết: “Đất này từng cứng như gạch. Bây giờ nó giống như một miếng bọt biển. Đất giàu chất dinh dưỡng để cây trồng của tôi phát triển đúng thời gian và khỏe mạnh”. Giống như Ramesh, hàng ngàn nông dân khác ở Anantapur, một quận ở bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ, đang áp dụng lối canh tác được gọi là thực hành nông nghiệp tái tạo với các kỹ thuật như sử dụng phân bón tự nhiên và trồng trọt các loại cây cối và đạt thành công nhất định trong việc chống sa mạc hóa.

Biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình trạng mất đất canh tác khi nhiệt độ tăng và lượng mưa trở nên bất thường hơn. Cơ quan chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc mô tả đây là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội loài người. Theo ước tính của Liên hợp quốc, khoảng 1,9 tỷ ha đất, với hơn 1,5 tỷ người trên toàn cầu bị ảnh hưởng vì sa mạc hóa.

Barron Joseph Orr, nhà khoa học hàng đầu tại Liên hợp quốc, cho biết, khoảng 70% diện tích đất trên thế giới đã bị con người chuyển đổi từ trạng thái tự nhiên để sản xuất lương thực và các mục đích khác; gần 1/5 diện tích đất được chuyển đổi đó đã bị suy thoái. Vì vậy cần khuyến khích quản lý đất đai bền vững cho nông dân và người chăn nuôi gia súc nhiều hơn.

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích