Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 2/2/2023
Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 2/2/2023
Theo dõi MTĐT trên
Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/2/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/2/2023.
Nhật Bản tiếp tục trải qua điều kiện thời tiết cực đoan
Theo JMA, một hệ thống áp suất thấp đang phát triển trên Biển Nhật Bản, gây ra gió mạnh và tuyết rơi dày. Hệ thống này sẽ mở rộng nhanh chóng, với không khí ấm và ẩm gặp khối áp suất thấp dẫn đến điều kiện khí quyển rất dễ bay hơi.
Giới chuyên gia cho biết những điều kiện thời tiết này có thể dẫn tới tuyết rơi dày, bão tuyết do gió giật mạnh và sóng biển dâng cao hơn thường lệ. Những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất có thể là các khu vực ở phía Đông Bắc Nhật Bản và tỉnh Hokkaido ở cực Bắc nước này.
JMA dự báo những điều kiện thời tiết nói trên thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn, khi xuất hiện những cơn gió mạnh với tốc độ tối đa lên tới 126km/h ở Hokkaido và 108km/h trên Biển Nhật Bản thuộc vùng Tohoku trong ngày 2/2. Sóng cũng có thể dâng cao tới 9 mét tại các khu vực ven biển.
Nhà chức trách Nhật Bản đã kêu gọi người dân tại các khu vực trên cảnh giác trước các sự cố tiềm ẩn liên quan đến thời tiết, như đường bị đóng băng, tuyết rơi dày, bão tuyết ảnh hưởng đến tầm nhìn, sét đánh và lốc xoáy, cùng nhiều vấn đề khác.
Các tài xế được khuyến cáo tránh các hành trình không cần thiết do có thể bị gián đoạn giao thông, cũng như hành khách hàng không cần kiểm tra lịch trình chuyến bay để đề phòng nguy cơ bị hoãn hoặc hủy chuyến.
>>> Xem thêm TẠI ĐÂY
Hướng tới 96% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý
Năm 2023 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm 2021-2025, góp phần triển khai các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030.
Tình hình thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Biến đổi khí hậu, thiên tai, suy giảm hệ sinh thái tự nhiên đang trở thành tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu. Các quốc gia ngày càng quan tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm phát thải.
Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) Hoàng Văn Thức, năm 2023, lĩnh vực bảo vệ môi trường đặt ra mục tiêu cải thiện các chỉ số thành phần môi trường; 92% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 96% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn; 40% rác thải sinh hoạt được xử lý theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp.
Do đó, năm 2023, lĩnh vực bảo vệ môi trường tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gồm: tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường 2020, huy động sự tham gia của toàn dân trong công tác bảo vệ môi trường; triển khai đồng bộ, hiệu quả các chế định mới của Luật nhằm sàng lọc dự án đầu tư và chủ động phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ xảy ra ô nhiễm, đặc biệt các dự án có yếu tố nhạy cảm liên quan đến bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chuyển đổi đất rừng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ trình Chính phủ ban hành quy định về tiêu chí tiếp cận cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh và các cơ chế khuyến khích các dự án công nghệ cao, ít phát thải, dự án theo mô hình tuần hoàn; tổ chức thực hiện các quy hoạch về môi trường, phân vùng môi trường làm cơ sở thẩm định, thực hiện các dự án đầy tư đảm bảo hạn ngạch xả thải ra môi trường; thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển hạ tầng về môi trường, xử lý tái chế chất thải rắn, rác thải sinh hoạt theo đề án quản lý chất thải rắn.
Cùng với đó, hệ thống các trạm quan trắc môi trường không khí sẽ được thiết lập nhằm thống kê, kiểm kê khí thải, kiểm soát chặt chẽ các công trình, nguồn thải, phương tiện giao thông giảm thiểu phát tán bụi, khí thải, hỗ trợ nông dân sử dụng phụ phẩm sau thu hoạch; thiết lập các “hàng rào” kỹ thuật môi trường, áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông, áp dụng công cụ kinh tế để hạn chế việc sử dụng các phương tiện cũ, lạc hậu tại các khu vực đô thị.
>>> Xem thêm TẠI ĐÂY
Quảng Ninh: Xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh
Nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung vào các giải pháp: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế – xã hội nông thôn gắn với đô thị hóa; phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn – đô thị và kết nối các vùng miền; triển khai mạnh mẽ chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, tỉnh quan tâm giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân; tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình…
Một trong những giải pháp trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và thương mại ở nông thôn làm nền tảng để thu hút đầu tư.
Theo đó, tỉnh sẽ phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích trồng lúa 2 vụ, diện tích các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên nguồn lực đầu tư các công trình thủy lợi đa mục tiêu; xây dựng và hình thành ngành công nghiệp phụ trợ để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi biển.
Tỉnh sẽ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng, kết nối với đô thị, nhất là các khu vực ven đô thị lớn, từng bước tiệm cận về điều kiện hạ tầng, dịch vụ của đô thị; đồng thời tiếp tục huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, NTM thông minh.
>>> Xem thêm TẠI ĐÂY
Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát động Tết trồng cây nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023
Sáng 2/2, tại TT. Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ), Công an tỉnh tổ chức lễ phát động công trình “Trồng cây Lêkima – Đời đời nhớ ơn Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu” và trao tặng cây Lêkima nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023.
Lễ phát động là hoạt động chung tay bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thành công Đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ, hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023 và kỷ niệm 90 năm Ngày sinh Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu (1933 – 2023).
Sau lễ phát động, Công an tỉnh đã trao tặng hơn 700 cây Lêkima giống đến công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các khu di tích lịch sử CAND, các cục nghiệp vụ Bộ Công an (có trụ sở riêng), các trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục của Bộ Công an, các trường học mang tên Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu…
Mỗi đơn vị được tặng 2 cây giống kèm theo túi đựng đất trồng cây được lấy từ Khu lưu niệm gia đình Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu ở TT. Đất Đỏ. Mỗi cây Lêkima có mã QR giới thiệu thông tin về mục đích, ý nghĩa của công trình.
>>> Xem thêm TẠI ĐÂY
T.Anh
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị