Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/10/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 18/10/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/10/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 18/10/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Bão số 5 cách đất liền khu vực Quảng Trị-Thừa Thiên Huế khoảng 200km

Chiều 18/10, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia đã phát tin bão khẩn cấp (cơn bão số 5).

Theo đó, 13 giờ ngày 18/10, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách đất liền khu vực Quảng Trị-Thừa Thiên Huế khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc.

tm-img-alt
Dự báo vị trí, đường đi của bão số 5. Ảnh: NCHMF

Dự báo diễn biến bão (trong 24 đến 72 giờ tới)

tm-img-alt

Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo: Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Nam và tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh. Khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ đêm 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.

Từ gần sáng 20/10, vùng ven biển khu vực từ Quảng Ninh đến Thái Bình có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8.

Toàn bộ tàu thuyền, khu neo đậu, khu nuôi trồng thủy sản, đê kè biển trên khu vực này đều chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn.

Từ chiều 18/10 đến sáng 19/10, khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên – Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm 19/10, vùng ven biển Bắc Bộ, khu vực Nam Đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa lớn trên khu vực Trung Trung Bộ giảm dần.

Công điện tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão

Công điện nêu: Từ ngày 10 tháng 10 năm 2023 đến nay, tại khu vực miền Trung đã liên tiếp xảy ra các đợt mưa lớn kéo dài, nhất là tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, tổng lượng mưa nhiều nơi đã vượt trên 1000 mm, đặc biệt tại Thành phố Đà Nẵng có nơi trên 1200 mm. Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với mưa lũ từ sớm, kịp thời. Tuy nhiên, mưa lớn dồn dập kéo dài, vượt quá khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng nên tại nhiều nơi xảy ra ngập lụt sâu trên diện rộng, nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt giao thông, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân và đã xảy ra một số trường hợp thiệt hại về người do lũ cuốn, tàu thuyền đánh bắt thủy sản bị chìm.

Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình có người bị nạn do thiên tai, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng lũ.

tm-img-alt
Ảnh: Internet

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 20 tháng 10 năm 2023, khu vực Trung Bộ chịu ảnh hưởng của tổ hợp các hình thái thời tiết xấu, áp thấp nhiệt đới ngoài khơi vùng biển Trung Trung Bộ có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, gây gió mạnh, sóng lớn trên biển và ven biển khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định, sau đó có thể ảnh hưởng đến khu vực Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tiếp tục gây mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ ngập sâu trở lại tại các khu vực thấp trũng, ven sông suối và đô thị miền Trung, nhất là từ Quảng Bình đến Quảng Nam, sạt lở đất, lũ quét tại vùng núi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ, áp thấp nhiệt đới, bão nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, không được để xảy ra thiệt hại về người do lơ là, chủ quan, bị động, bất ngờ trong chỉ đạo, ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, nhất là mưa lũ, áp thấp nhiệt đới, bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét để chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể tại địa phương, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, nhất là những người yếu thế, học sinh, trong đó: 

a) Tập trung kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú, triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, ven biển và tại nơi tránh trú. 

b) Tiếp tục rà soát, kiên quyết tổ chức sơ tán các hộ dân ở khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, nhất là các hộ dân tại khu vực bị ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét. 

c) Chỉ đạo dự trữ lương thực, thực phẩm đề phòng mưa lũ gây chia cắt kéo dài nhiều ngày; chủ động đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân tại các vùng bị ngập lũ, vùng có nguy cơ bị chia cắt kéo dài; kịp thời tổ chức cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ khó khăn, hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ phải sơ tán, hộ ở nơi bị ngập sâu, không được để người dân bị đói, rét. 

d) Chỉ đạo bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn. 

đ) Chỉ đạo, triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hồ đập, đê điều, hạn chế thiệt hại đối với các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là công trình y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi.

e) Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, nhất là những gia đình có người bị chết, mất tích; huy động các lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, khôi phục các tuyến giao thông, công trình hạ tầng thiết yếu và sản xuất ngay sau thiên tai.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo theo di chặt chẽ diễn biến mưa lũ, áp thấp nhiệt đới, bão, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó. 

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương: chỉ đạo điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm vận hành khoa học, an toàn tuyệt đối cho công trình, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, trong đó lưu ý phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn đối với hoạt động thủy sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, an toàn hệ thống điện. 

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị liên quan và lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các địa phương, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có yêu cầu của địa phương.

5. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho phương tiện vận tải trên biển, ven biển; chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở, nhất là trên các tuyến cao tốc, quốc lộ, tuyến đường sắt Bắc Nam và các trục giao thông chính. 

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với địa phương theo dõi sát tình hình thiên tai, chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ và đồ dùng học tập nhằm đảm bảo điều kiện cho học sinh trở lại trường học ngay sau khi lũ rút. 

7. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ. 

8. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường truyền thông để người dân nắm được thông tin về diễn biến và dự báo thiên tai, chỉ đạo của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng, chủ động hướng dẫn người dân kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai. 

9. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền. 

10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khảo sát thực tế, nghiên cứu, đánh giá cụ thể nguyên nhân và có phương án khắc phục tình trạng ngập úng khi mưa lớn, hạn chế thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân. 

Bắc Ninh: Tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phục vụ chăn nuôi

Được biết, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 350.500 con gia súc, 5,9 triệu con gia cầm. Khoảng 1 tháng trở lại đây, các hộ bắt đầu tăng đàn để bước vào vụ chăn nuôi cuối năm, phục vụ thị trường Tết. Vì vậy, theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, ở đợt cao điểm vệ sinh tiêu độc khử trùng này, ngành chuyên môn khuyến cáo chính quyền các địa phương, chỉ đạo các cán bộ thú y cơ sở hướng dẫn người dân tập trung vệ sinh các khu vực chăn nuôi, giết mổ.

Tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phục vụ chăn nuôi
Cán bộ thú y thôn Phúc Nghiêm, xã Phật Tích (Tiên Du) hỗ trợ phun khử trùng chuồng trại cho các hộ căn nuôi.

Cụ thể, đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm, cần phát quang cây cỏ xung quanh chuồng trại chăn nuôi; quét dọn thu gom phân, rác để đốt hoặc chôn; khơi thông cống rãnh. Phun hóa chất khử trùng toàn bộ ổ dịch cũ, khu vực chuồng nuôi, vệ sinh, khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn,… trước khi ra, vào cơ sở chăn nuôi. Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển. Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật, khu giết mổ và các vật dụng liên quan cuối mỗi buổi chợ; xử lý chất thải rắn trong chợ bằng các biện pháp chôn hoặc đốt.

Ở nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu phố, phát động toàn dân thường xuyên tham gia quét dọn tổng vệ sinh môi trường. Kết quả, đến nay, 100% các thôn, khu phố thuộc 126 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường; huy động hơn 130,7 nghìn lượt người tham gia tổng vệ sinh môi trường, thu dọn được hàng trăm tấn rác thải đốt, ủ và chôn huỷ. Toàn tỉnh sử dụng 17.350 lít hoá chất và 934,3 tấn vôi bột, khử trùng, tiêu độc được hơn 37,1 triệu m2 chuồng trại chăn nuôi, cơ sở ấp nở, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu phố, nơi có ổ dịch cũ,…

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chuyên môn, giai đoạn này vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi do thời tiết giao mùa làm giảm sức đề kháng của con vật; lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm để phục vụ nhu cầu tái đàn tăng cao; thực trạng chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn diễn ra khá phổ biến, khó kiểm soát;…

Vì vậy, tiếp sau tháng cao điểm này, các ngành chức năng, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân, các cơ sở chăn nuôi nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường và tự giác thực hiện tại cơ sở của mình, chú trọng tiêm phòng đầy đủ. Qua đó, giúp chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; nâng cao giá trị kinh tế tối đa cho người chăn nuôi; bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường xung quanh.

Thái Bình: Tuột đường ống bơm dẫn tro bay, lo ngại môi trường ô nhiễm

Vừa qua, phản ánh đến Báo Công Thương, bạn đọc tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bày tỏ lo ngại về sự cố môi trường xảy ra ngày 9/10 tại khu vực bến bãi ở ngoài đê sông Trà Lý (đoạn qua thôn Xuân Hòa, xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy) gây ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước và không khí.

Cụ thể, theo phản ánh, vào thời gian và địa điểm nói trên, trong quá trình xe bồn chuyên dụng của đơn vị khai thác tro bay, tro xỉ, thạch cao của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 bơm tro bay từ bồn xe xuống sà lan để vận chuyển đi tiêu thụ đã xảy ra sự cố tuột đường ống dẫn tro bay.

Thái Bình: Sau vụ tuột đường ống bơm dẫn tro bay, lo ngại môi trường bị ô nhiễm
Đường ống bơm dẫn tro bay do không được ràng buộc, gia cố chắc chắn đã bị bục, tuột khiến tro bay phát tán ra môi trường. Ảnh cắt từ clip: NCCC

Sự cố xảy ra bất ngờ khiến lượng lớn tro bay nén trong đường ống thoát ra ngoài phụt lên trời, cột khói vụt cao hàng chục mét sau đó tỏa ra xung quanh gây bụi mù mịt. Chúng tôi rất lo ngại vì bụi tro bay mịn, dễ phát tán do vậy sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận”, phản ánh cho biết.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Ngọc Rinh, Chủ tịch UBND xã Thái Thọ (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) xác nhận, có sự việc như bạn đọc phản ánh.

Theo ông Rinh, khoảng 16h ngày 9/10, có 2 xe bồn của đơn vị trung chuyển tro bay từ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy) qua cảng bãi than Đồng Nhị Đoạn của Công ty CP HDKC (thôn Xuân Hòa, xã Thái Thọ) để bơm tro bay xuống sà lan rồi vận chuyển đi tiêu thụ.

Ngay sau khi nắm bắt được thông tin có sự cố tuột đường ống xảy ra ảnh hưởng đến môi trường, chúng tôi đã yêu cầu dừng hoạt động trung chuyển tro bay tại cảng của Công ty HDKC, trong đó họ mới đang bơm dở 1 xe bồn, xe bồn còn lại chúng tôi yêu cầu quay đầu ngay.

Đến ngày hôm sau 10/10, tôi đã ký văn bản yêu cầu Công ty HDKC dừng ngay việc trung chuyển tro bay qua cảng bãi than và phải có báo cáo giải trình gửi về xã. Lý do bởi việc Công ty HDKC cho trung chuyển tro bay qua cảng bãi than của công ty là việc làm không đúng với mục đích hoạt động kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép”, ông Nguyễn Ngọc Rinh, Chủ tịch UBND xã Thái Thọ, cho biết.

Thái Bình: Sau vụ tuột đường ống bơm dẫn tro bay, lo ngại môi trường bị ô nhiễm
Theo lãnh đạo UBND xã Thái Thọ, khu vực cảng than của Công ty HDKC không được phép trung chuyển tro bay. Ảnh cắt từ clip: NDCC

Ông Rinh cho biết thêm, UBND xã Thái Thọ đã giao các đơn vị liên quan theo dõi, giám sát việc chấp hành yêu cầu dừng trung chuyển tro bay của doanh nghiệp, đồng thời báo cáo sự việc đến cấp trên.

Theo tìm hiểu của phóng viên, xe bồn trung chuyển tro bay từ Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đến cảng bãi than của Công ty HDKC và sà lan tiếp nhận tro bay từ xe bồn là của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Hạ Long Xanh (có địa chỉ tại TP. Hà Nội).

Trước đó, hồi tháng 8/2023, liên danh Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Hạ Long Xanh – Công ty TNHH MTV Thanh Phú đã vượt qua 4 đối thủ khác để trúng đấu giá quyền khai thác khối lượng tro bay, xỉ đáy lò, thạch cao của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trong vòng 3 năm (kể từ ngày hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có hiệu lực).

Khối lượng tro bay, xỉ đáy lò, thạch cao trong quá trình vận hành của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 trong thời gian này trên cơ sở sản lượng điện dự kiến trung bình 5,0 tỷ kWh/năm ước đạt 2.460.000 tấn (trong đó tro bay là 1.920.000 tấn; xỉ đáy lò là 330.000 tấn và thạch cao là 210.000 tấn) được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm phê duyệt là 94,98 tỷ đồng.

Kết quả, liên danh Công ty CP Sản xuất và Thương mại Hạ Long Xanh – Công ty TNHH MTV Thanh Phú trúng đấu giá với giá là 190.740.000.000 đồng (gấp đôi giá khởi điểm).

Về sự cố tuột đường ống dẫn tro bay như đã nêu ở trên, trả lời phóng viên Báo Công Thương qua điện thoại, đại diện Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Hạ Long Xanh (doanh nghiệp đứng đầu liên danh trúng đấu giá), cho biết: “Đúng là do sơ suất của lái xe nên đường ống từ xe bồn xuống sà lan có bị tuột, sự việc diễn ra rất nhanh, trong khoảng chưa đến 10 giây. Sau đó khoảng 15 phút chúng tôi đã nhanh chóng khắc phục xong sự cố. Chúng tôi đã yêu cầu lái xe phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, cam kết sau này phải cẩn thận hơn trong khi buộc gia cố đường ống rồi mới tiến hành bơm”.

Vẫn theo vị này, từ kể từ sau khi trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá là khối lượng các chất thải rắn của nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, doanh nghiệp chủ yếu vận chuyển tro bay từ nhà máy đi tiêu thụ bằng xe bồn chuyên dụng (đã được cấp phép, kiểm định đủ điều kiện) chủ yếu bằng đường bộ, khi mới triển khai vận chuyển thêm bằng đường thủy thì xảy ra sự cố vì lái xe chưa quen việc.

Xung quanh sự việc nói trên, trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho biết đã nắm được thông tin từ phía nhà máy báo cáo lên.

Dù sự cố xảy ra phía bên ngoài nhà máy (cách khoảng 4 – 5km) và trách nhiệm thuộc về đơn vị trúng đấu giá tài sản nhưng Ban Quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vẫn chỉ đạo bộ phận an toàn nhà máy phải nhắc nhở, yêu cầu đối tác rút kinh nghiệm, đảm bảo an toàn môi trường và không được để xảy ra sự cố tương tự.

Bình Dương: Vinh danh cá nhân, tổ chức, cộng đồng đóng góp tích cực trong bảo vệ môi trường

Tham dự lễ trao giải có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội và 17 cá nhân, tổ chức, cộng đồng đạt giải thưởng.

Theo Sở TN&MT Bình Dương, Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương là Giải thưởng của UBND tỉnh Bình Dương trao tặng cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng nhằm ghi nhận, tôn vinh các cá nhân và tập thể có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và là cơ sở để giới thiệu các cá nhân, tập thể tham gia Giải thưởng Môi trường Việt Nam của Bộ TN&MT. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Dương đã giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2023.

tm-img-alt
Các tổ chức, cá nhân, cộng đồng được vinh danh chụp hình lưu niệm với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương

Qua các kỳ xét tặng, cá nhân, tổ chức và cộng đồng đã được Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương tiếp tục có những thành tích xuất sắc, đóng góp thường xuyên, liên tục trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương. Trong đó, những mô hình, các ý tưởng cải tiến về sản phẩm gắn liền với công tác bảo vệ môi trường đã được ứng dụng, nhân rộng nhằm thúc đẩy, nâng cao nhận thức, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của tỉnh Bình Dương. Kế thừa và phát huy những thành tựu của 05 kỳ tổ chức trước, Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2023 đã khẳng định được tầm ảnh hưởng trong đời sống xã hội và ngày càng thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn tỉnh trên nhiều lĩnh vực.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ trao Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2023, thay mặt Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương nhiệt liệt biểu dương, khen thưởng 07 cá nhân, 09 tổ chức và 01 cộng đồng đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường đã được Hội đồng xét tặng Giải thưởng Môi trường đánh giá, lựa chọn và được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương tặng Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2023. Đồng thời, ông Mai Hùng Dũng cũng mong rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương được tôn vinh và khen thưởng.

Để Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương tiếp tục trở thành địa chỉ nhằm ghi nhận, tôn vinh những tổ chức, cá nhân, cộng đồng có những đóng góp to lớn về công sức, trí tuệ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương; đồng thời, để Giải thưởng Môi trường tiếp tục là nơi ươm mầm cho những giải pháp, mô hình sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển bền vững của tỉnh trong thời gian tới, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố… cần tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Theo đó, các Sở TN&MT Bình Dương, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương, các Hội, đoàn thể và người dân cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, triển khai mô hình mới, hiệu quả hay các tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, phát hiện, giới thiệu các tổ chức, cá nhân, cộng đồng có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường để UBND tỉnh Bình Dương xem xét tôn vinh, khen thưởng.

Cùng với đó, Sở TN&MT Bình Dương, các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố… tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về mục đích, ý nghĩa và nguyên tắc, điều kiện xét tặng của Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn tỉnh để khuyến khích nhiều hơn nữa các cá nhân, tổ chức, cộng đồng có đủ điều kiện đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Môi trường và trở thành động lực để ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức, cộng đồng quan tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường để được vinh danh trong những năm tiếp theo.

Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cũng mong muốn, các cá nhân, tổ chức và cộng đồng đạt Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương năm 2023 sẽ tiếp tục duy trì và phát huy, phấn đấu hơn nữa để xứng đáng với sự biểu dương, khen thưởng của Nhà nước và sự tôn vinh của xã hội; đồng thời, các cá nhân, tổ chức, cộng đồng được trao Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương hôm nay sẽ luôn là các nhân tố tích cực, lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường, lôi cuốn cộng đồng cùng tham gia nhiều hơn trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương.

Với những đóng góp này, ông Mai Hùng Dũng mong rằng, các cá nhân, tổ chức, cộng đồng sẽ có những giải thưởng cao quý thêm trong Giải thưởng Môi trường Việt Nam trên cơ sở Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương hôm nay. Đối với các cá nhân, tổ chức, cộng đồng chưa đạt Giải thưởng Môi trường tỉnh Bình Dương, chưa được tôn vinh, khen thưởng thì cũng cần nỗ lực phấn đấu nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế để được ghi tên vào lần tiếp theo, để cùng nhau chung tay kiến tạo sự nghiệp bảo vệ môi trường ổn định và bền vững của tỉnh Bình Dương nói riêng và của cả nước nói chung.

Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm cải thiện công tác bảo tồn và đa dạng sinh học

Ngày 17/10, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên – WWF Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy bình đẳng giới để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam”. Nội dung xoay quanh sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực này và cơ hội lồng ghép bình đẳng giới vào thực hiện Chiến lược Quốc gia về Đa dạng sinh học (NBSAP) tại Việt Nam.

tm-img-alt
Các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận về các vấn đề xung quanh bình đẳng giới trong bảo tồn đa dạng sinh học

Phiên thảo luận diễn ra dưới hai hình thức: trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, các vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Chiến tranh. Thương binh và Xã hội. và các sở/cơ quan/ngành liên quan; WWF Việt Nam; đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ miền Trung; Các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế; Doanh nghiệp, vườn quốc gia, khu bảo tồn; Các trung tâm, viện nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học; Các chuyên gia, cơ quan truyền thông trung ương và địa phương.

Mục tiêu của phiên thảo luận bao gồm: Giới thiệu các quy định pháp luật về bình đẳng giới và cơ hội lồng ghép bình đẳng giới vào việc thực hiện Chiến lược đa dạng sinh học quốc gia (NBSAP) tại Việt Nam; Điểm mạnh của phụ nữ trong hoạt động môi trường nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung; thực hành các mô hình từ khắp nơi trên thế giới và kinh nghiệm từ kết quả của dự án ngăn chặn bạo lực trên cơ sở giới trong lĩnh vực môi trường; Báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương về bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Ngoài ra, tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các chủ đề như: sự cần thiết của bình đẳng giới trong bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới và ứng dụng tại Việt Nam: từ việc tham gia bảo tồn, xây dựng chính sách môi trường đến chia sẻ lợi ích từ các hoạt động môi trường, cũng như cũng như các giải pháp từng bước đưa bình đẳng giới trở thành tiêu chí đánh giá trong thực hiện NBSAP ở Việt Nam, các quyết định huy động nguồn lực đáp ứng nhu cầu bình đẳng giới trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Việt Nam nằm trong số 16 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này là nguồn gen quý giá cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Từ xưa đến nay, các loài động, thực vật phong phú đã được các gia đình Việt Nam sử dụng trong mọi mặt của đời sống, đặc biệt là dưới bàn tay của phụ nữ. Phụ nữ có mặt ở mọi khâu: từ tạo ra sản phẩm đến tiêu dùng và sử dụng sản phẩm từ nhiều nguồn lực khác nhau. Ngày nay, phụ nữ không chỉ là người được hưởng lợi từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà còn là người tham gia tích cực vào các nỗ lực quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên.

Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chưa được khai thác triệt để để đảm nhận vai trò của mình. Phụ nữ tiếp tục gặp bất lợi trong việc tiếp cận các lợi ích từ rừng và cảnh quan thiên nhiên, thể hiện qua sự chênh lệch giữa nam và nữ về tỷ lệ đăng ký tham gia và nhận tiền từ nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng. Phụ nữ trong ngành lâm nghiệp thường ít được tiếp cận với các cơ hội đào tạo nghề và kỹ thuật, hơn nữa, thu nhập của phụ nữ thường thấp hơn nam giới và khoảng cách tiền lương giữa các giới trong ngành lâm nghiệp lớn hơn đáng kể so với các ngành kinh tế và công nghiệp khác ở Việt Nam.

Khai thác sự khác biệt, đa dạng về vai trò, nhu cầu và kinh nghiệm của các tầng lớp, đối tượng và giới tính khác nhau trong lĩnh vực đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên là vô cùng quan trọng để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các hoạt động bảo tồn rừng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Trao quyền cho phụ nữ là một trong những yếu tố then chốt góp phần vào sự bền vững của bảo tồn đa dạng sinh học.

Nhằm tăng cường phổ biến, trao đổi thông tin về bảo tồn đa dạng sinh học trong nước và quốc tế, dựa trên nhu cầu thực tế của công tác bảo tồn, thúc đẩy và phát huy vai trò của mỗi người – đặc biệt là phụ nữ – trong bảo tồn đa dạng sinh học, giúp giảm nhu cầu về đa dạng sinh học. động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã; Đồng thời, xác định các rào cản, thách thức và đề xuất các ý tưởng xây dựng chính sách nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học.

BTV

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích