Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/2/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 16/2/2023

MTĐT –  Thứ năm, 16/02/2023 15:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 16/2/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 16/2/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Khởi động dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”

Ngày 16/2, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ khởi động Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”.

Dự án do Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Ninh Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Hiệp hội Du lịch Ninh Bình, Quảng Nam… phối hợp thực hiện.

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, ước tính lượng chất thải nhựa do khách du lịch thải ra các khu du lịch biển Việt Nam đến năm 2019 là khoảng 230.110 tấn, trung bình một ngày mỗi khách du lịch thải ra môi trường từ 5-10 túi ni-lông; 2-4 vỏ chai nhựa, hộp sữa và các vật dụng cá nhân bằng nhựa dùng 1 lần khác.

tm-img-alt
Quang cảnh hội nghị.

Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững du lịch, sự bảo tồn và đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài quý hiếm, tới vẻ đẹp cảnh quan, môi trường và qua đó ảnh hưởng tới hình ảnh, sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam.

Nhận thức được vấn đề này, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chủ động huy động các nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Hiệp hội đã đề xuất Dự án hướng tới mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành du lịch và được UNDP chấp thuận tài trợ thực hiện trong hai năm 2023 và 2024.

Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của ngành du lịch, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của quốc gia.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Thanh Hóa: Cấp phép môi trường cho Công ty TNHH 2 thành viên Ứng dụng CNC NN&TP sữa Yên Mỹ

Ngày 14/02, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định cấp phép môi trường cho Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ, địa chỉ tại thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống.

Quyết định số 17/GP-UBND ngày 14/02 của Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang ký nêu rõ: Cấp phép cho Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ, địa chỉ tại thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án: Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ và xã Công Bình, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa với các nội dung.

tm-img-alt
Khu vực trang trại bò của Công ty TNHH hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ (tại xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa)

Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ có trách nhiệm: Chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng. Vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có biện pháp giảm thiểu mùi hôi, tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép tại Giấy phép này và phải dừng ngay việc xả nước thải, mùi, khí thải, phát sinh tiếng ồn, độ rung để thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của pháp luật.

Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong Giấy phép môi trường này và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Báo cáo kịp thời về cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan chức năng ở địa phương nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố khác dẫn đến ô nhiễm môi trường.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Thanh Hóa: Tổ chức đấu giá tài sản 10 mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Sáng 16/2, tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa, tại tầng 2 Tòa nhà Hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đường Lý Nam Đế, phường Đông Hương, đã tổ chức đấu giá quyền khai thác 10 mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các đối tượng được tham gia đấu giá bao gồm: Tổ chức, cá nhân hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật, đã nộp phí tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước và không thuộc các trường hợp cấm tham gia đấu giá theo quy định tại Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012, Luật đấu giá tài sản năm 2016 và Quy chế đấu giá của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa.

Người tham gia đấu giá phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 3029/2017/QĐ-UBND ngày 17/08/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ cát được phê duyệt; Quy chế đấu giá của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa và các văn bản pháp luật liên quan.

tm-img-alt

Cụ thể theo thông báo đấu giá tài sản số 07/TB-TTDVĐG của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản Thanh Hóa ngày 06/01 tổ chức đấu giá quyền khai thác 10 mỏ khoáng sản gồm: 1 mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy (diện tích mỏ 8,2 ha); 1 mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa (diện tích mỏ 2,2 ha); 1 mỏ đá bazan làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (diện tích mỏ 36,1 ha); 1 mỏ đá bazan làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Hà Tiến, huyện Hà Trung (diện tích mỏ 9,8 ha); 1 mỏ đá bazan làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (diện tích mỏ 15 ha).

Ngoài ra có 4 mỏ đất san lấp tại gồm 2 mỏ tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung (diện tích mỗi mỏ là 2,5 ha); 1 mỏ tại xã Hà Long, huyện Hà Trung (diện tích mỏ 1,91 ha); 1 mỏ tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc (diện tích mỏ 8,0 ha); 1 mỏ cát tại xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy (diện tích mỏ 21,6 ha).

Tổng số tiền đặt trước của 10 mỏ khoáng sản là trên 8.255 tỷ đồng và được đấu giá thông qua hình thức bỏ phiếu gián tiếp.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải tập trung thành phố Vinh vận hành trở lại

Nội dung Văn bản số 05/BC-HTV ngày 16/2/2023, Công ty cổ phần Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh thông tin: “Nhà máy xử lý nước thải tập trung thành phố Vinh do Công ty cổ phần Quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh quản lý, vận hành, bảo dưỡng với công suất cho phép tiếp nhận và xử lý 25.100 m3/ngày đêm.

Trong quá trình vận hành nhà máy, vào khoảng 15h30’ ngày 8/2/2023, biến tần máy thổi khí số 5 bị cháy nổ, nhảy Attomat, không hoạt động được. Đến 7h15’ ngày 11/2/2023 biến tần máy thổi khí số 3 cháy nổ, không hoạt động được; buồng khí máy thổi khí số 2 bị hỏng. Công ty đã báo cáo, mời Tổ giám sát hoạt động nhà máy và trạm bơm của thành phố Vinh, đại diện Ban Quản lý đầu tư xây dựng thành phố Vinh kiểm tra và thống nhất phương án cho thay thế kịp thời.

tm-img-alt
Sự cố biến tần máy thổi khí số 5 bị cháy nổ ngày 8/2/2023 khiến nước thải từ Nhà máy xử lý nước thải tập trung thành phố Vinh đục ngầu. Ảnh: TL

Công ty đã chủ động liên hệ với các đơn vị có đủ năng lực, chuyên môn cung cấp máy biến tần, máy thổi khí để chuyển thiết bị về lắp đặt kịp thời. Tuy nhiên, đây là thiết bị nhập khẩu nên thời gian vận chuyển về đơn vị dự kiến từ 6 đến 15 ngày làm việc. Vì vậy, thời điểm này Nhà máy xử lý nước thải chỉ nhận xử lý nước thải được tối đa 50% công suất thiết kế (tương đương 13.000 m3/ngày đêm).

Đến 5h ngày 16/2/2023, Công ty đã sửa chữa xong biến tần số 5 và đưa vào hoạt động. Hiện tại các bể C-Tech đã vận hành trở lại bình thường; tiếp tục duy trì vận hành bơm nước thải trong hồ sự cố trở lại đầu vào để xử lý theo quy trình.

Hiện nay, Công ty tiếp tục sửa chữa các máy móc, thiết bị phụ trợ để đảm bảo công tác vận hành được tốt nhất; và báo cáo thường xuyên công tác quản lý vận hành tại Nhà máy xử lý nước thải gửi Tổ giám sát hoạt động nhà máy và trạm bơm của UBND thành phố Vinh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vinh”.

Văn bản số 05/BC-HTV ngoài gửi đến cơ quan báo chí còn được gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh; Chi cục Bảo vệ môi trường; Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường; UBND thành phố Vinh; Tổ Giám sát hoạt động nhà máy và trạm bơm của UBND thành phố Vinh và Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Vinh.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Tỉnh Nghệ An sẽ đầu tư 4.502 tỷ cho hạ tầng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Dự án “Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu TP. Vinh, tỉnh Nghệ An” do UBND TP. Vinh làm chủ đầu tư. Dự án nhằm giảm thiểu rủi ro ngập úng tại khu vực đô thị chính và tăng cường khả năng quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu của TP. Vinh.

Dự án sẽ giảm ngập lụt cho TP. Vinh thông qua việc cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu, thoát nước. Cải thiện điều kiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc cải tạo và nâng cấp sông Vinh và hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Xây dựng một số tuyến đường kết nối, tăng cường không gian xanh cho thành phố thông qua việc xây dựng các hạ tầng không gian công cộng, thông qua việc cải tạo sông Vinh, xây dựng hồ Hưng Hòa 2 cùng hạ tầng công viên. Tăng cường năng lực quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, kiểm soát ngập lụt tích hợp và chủ động cho TP. Vinh.

tm-img-alt
Dự án sẽ giảm ngập lụt cho TP. Vinh thông qua việc cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu, thoát nước. Ảnh minh họa

Dự án bao gồm các hạng mục: Đầu tư tích hợp thoát nước, vệ sinh môi trường và kết nối; Mở rộng dung tích chứa để giảm lụt ngập đô thị; Nâng cấp và cải tạo sông Vinh; Phát triển hệ thống và năng lực để cải thiện đô thị thích ứng.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 208 ha. Nguồn vốn đầu tư, gồm vốn vay Ngân hàng Thế giới là 129,6 triệu USD (tương đương 3.000 tỷ đồng); vốn đối ứng: 1.502 tỷ đồng (tương đương 64,9 triệu USD). UBND thành phố Vinh chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng từ nguồn ngân sách thành phố Vinh. Tiến độ thực hiện dự án là 6 năm kể từ thời điểm Dự án được cấp có thẩm quyền bố trí vốn.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Indonesia hợp tác cùng Đức khởi động dự án ngăn chặn rác thải đại dương

Theo TTXVN cho biết dự án 3RproMar được triển khai thí điểm tại Manado, Bắc Sulawesi, là một phần trong chương trình hợp tác giữa ASEAN và Đức triển khai dự án ngăn chặn rác thải nhựa ra biển.

Dự án 3RproMar có mục tiêu giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế để bảo vệ môi trường biển và rạn san hô.

Theo thông báo của Đại sứ quán Đức, rác nhựa biển là mối đe dọa toàn cầu ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấp độ địa phương ở các thành phố ven biển như Manado.

tm-img-alt
Ô nhiễm rác thải nhựa tại Manado, Indonesia. (Nguồn: Tuewas Asia)

Nguồn tài nguyên phong phú dưới nước và môi trường biển tại đây khiến thành phố đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đại dương đối với ngành thủy sản và du lịch.

Những nỗ lực hợp tác này nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường ngăn ngừa chất thải và cải thiện quản lý chất thải sẽ đặc biệt mang lại lợi ích cho khu vực, vì Manado là thủ phủ của tỉnh Bắc Sulawesi, nơi có Công viên Quốc gia Bunaken và khu vực Tam giác San hô và là nơi có một trong những sinh vật biển phong phú nhất đa dạng sinh học trên thế giới.

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích