Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/6/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/6/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/6/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/6/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Mực nước nhiều hồ thủy điện miền Bắc tiếp tục tăng

Cụ thể, theo báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) về mực nước các hồ thủy điện trên cả nước, lưu lượng nước về các hồ chứa khu vực Bắc Bộ ngày 14/6/2023 tăng so với ngày 13/6, giúp mực nước tăng nhẹ; trong khi tại khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, mực nước các hồ dao động nhẹ, vẫn ở mức thấp; tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, mực nước các hồ dao động, nằm trong phạm vi mực nước tối thiểu theo quy định của quy trình vận hành. Lưu lượng ở một số lưu vực sông, suối nhỏ khu vực Bắc Bộ (các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang) tăng nhanh.

Lượng nước về hồ chủ yếu để điều tiết nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu, các nhà máy thủy điện vận hành phát điện bằng lưu lượng nước về, các nhà máy khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ phát điện cầm chừng với cột nước, công suất thấp để đảm bảo an toàn cho tổ máy khi vận hành, khó có thể đáp ứng đươc việc phát điện theo quy trình vận hành hồ chứa tại thời kỳ này.

Cụ thể, một số hồ xấp xỉ mực nước chết gồm: Thác Bà, Bản Vẽ, Thác Mơ, Đồng Nai 3; một số hồ mực nước thấp gồm Sơn La, Bản Chát, Tuyên Quang, Hủa Na. Một số thủy điện phát điện cầm chừng cầm chừng với cột nước, công suất thấp gồm: Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát, Thác Bà, Tuyên Quang, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Đồng Nai 3.

Dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về hồ 24h tiếp tục tăng nhẹ; mực nước các hồ khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng chậm, ở mức thấp.

tm-img-alt
Mực nước tại hồ Thủy điện Hòa Bình đã được cải thiện. Ảnh: Bảo Hân

Các hồ thủy điện tại khu vực Bắc Bộ lưu lượng về hồ thấp, tăng so với ngày 13/6: Hồ Lai Châu: 344 m3/s; Hồ Sơn La: 364 m3/s; Hồ Hòa Bình: 404 m3/s; Hồ Thác Bà: 150m3/s; Hồ Tuyên Quang: 320 m3/s; Hồ Bản Chát: 479 m3/s.

Các hồ thủy điện khu vực Bắc Trung Bộ lưu lượng về hồ thấp, dao động nhẹ so với ngày 13/6: Hồ Trung Sơn: 118 m3/s; Hồ Bản Vẽ: 128 m3/s; Hồ Hủa Na: 65 m3/s; Hồ Bình Điền: 5 m3/s; Hồ Hương Điền: 35 m3/s.

Các hồ thủy điện khu vực Đông Nam Bộ lưu lượng về hồ thấp, dao động nhẹ so với ngày 13/6: Hồ Thác Mơ: 26 m3/s; Hồ Trị An: 310 m3/s.

Các hồ thủy điện khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ lưu lượng về hồ thấp, dao động nhẹ so với ngày 13/6: Hồ A Vương: 14 m3/s; Hồ Đăkđrink: 13 m3/s; Hồ Sông Bung 4: 21 m3/s; Hồ Sông Tranh 2: 46 m3/s; Hồ Sông Ba Hạ: 120 m3/s; Hồ Sông Hinh: 14 m3/s.

Các hồ thủy điện khu vực Tây Nguyên lưu lượng về hồ thấp, dao động nhẹ so với ngày 13/6: Hồ Buôn Kuốp: 105 m3/s; Hồ Buôn Tua Srah: 64 m3/s; Hồ Đại Ninh: 11 m3/s; Hồ Hàm Thuận: 58 m3/s; Hồ Đồng Nai 3: 8 m3/s; Hồ Ialy: 257 m3/s; Hồ Pleikrông: 97 m3/s; Hồ Sê San 4: 711 m3/s; Hồ Thượng Kon Tum: 12 m3/s.

Số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho thấy, ngày 14/6, sản lượng toàn hệ thống điện quốc gia đạt 815,8 triệu kWh, giảm 6,3 triệu kWh so với ngày 13/6. Trong đó, thủy điện đạt 157,6 triệu kWh, tăng 10,1 triệu kWh; nhiệt điện than 434,1 triệu kWh, giảm 13,8 triệu kWh; tuabin khí (Gas + dầu DO) 92,1 triệu kWh, tăng 5,1 triệu kWh; điện mặt trời 76,8 triệu kWh, giảm 3,4 triệu kWh; điện gió 33,7 triệu kWh, giảm 5,8 triệu kWh; nhập khẩu điện 19,8 triệu kWh, tăng 1,6 triệu kWh; nguồn khác 1,7 triệu kWh, giảm 0,1 triệu kWh so với ngày 13/6./.

Miền Bắc sắp đón nắng nóng gay gắt

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 15/6, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến 35 – 36 độ C, có nơi trên 36 độ C như Đô Lương (Nghệ An) 38 độ C, Ba Đồn (Quảng Bình) 36,2 độ C.

Dự báo, ngày 16/6, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35 – 37 độ C, có nơi trên 38 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 45 – 65%.

Ngày 16/6, ở Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất từ 34 – 36 độ C, có nơi trên 36 độ C.

Ngày 17/6, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35 – 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 36 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 45 – 60%.

Cơ quan khí tượng cảnh báo, nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 21/6. Từ 22/6, miền Bắc có thể đón mưa dông diện rộng.

Tại khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên, nắng nóng và nắng nóng gay gắt còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày. Trong những ngày nắng nóng, vào chiều tối ở vùng núi khu vực Trung Bộ có khả năng xuất hiện mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cơ quan khí tượng lưu ý, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2 – 4 độ C, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Ngoài ra, nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn làm tăng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Lắp trạm bơm nước khẩn cấp vì sông Đà khô cạn

Viwasupco đang cấp khoảng 300.000 m3 nước một ngày đêm, phục vụ người dân 10 quận, huyện phía tây nam Thủ đô gồm: Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.

Những ngày qua, doanh nghiệp phải huy động máy xúc nạo vét, khơi thông dòng chảy vào khu vực đặt trạm bơm khẩn cấp. Lòng sông Đà, đoạn qua xã Hợp Thành (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình), nơi có kênh dẫn nước từ sông về nhà máy, bị khô hạn. Mực nước sông đang thấp hơn khoảng 3 m, lòng sông chỉ còn khoảng 1/3 so với cùng kỳ nhiều năm trước.

Lắp trạm bơm nước, khẩn cấp, sông Đà khô cạn
Lòng sông Đà bị thu hẹp kéo dài khoảng 2,5 km tại xã Hợp Thành, Kỳ Sơn, Hòa Bình.

Đại diện Viwasupco cho biết từ năm 2020, khi mực nước xuống thấp, đơn vị đã phải xây trạm dã chiến bơm nước từ sông vào kênh để phục vụ sản xuất. Đầu năm nay, trước dự báo của cơ quan khí tượng về khả năng khô hạn, doanh nghiệp tiếp tục xây thêm trạm bơm khẩn cấp nối ống dẫn nước đến giữa lòng sông.

Hiện Viwasupco lấy nước qua trạm bơm khẩn cấp, đưa vào kênh dẫn và chuyển qua hồ Đầm Bài dự trữ, sơ lắng trước khi đưa về nhà máy xử lý. Khi thủy điện Hòa Bình vận hành xả nước xuống hạ du với lưu lượng tối thiểu 214 m3/s, nhà máy vẫn có thể chủ động lấy nước sông Đà bơm tích trữ lên hồ Đầm Bài.

“Tuy nhiên, khi nước sông cạn kiệt và thủy điện Hòa Bình không đủ nước để xả mức tối thiểu, các trạm bơm sẽ phải dừng hoạt động. Nhà máy dừng vận hành sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước trên diện rộng”, đại diện Viwasupco giải thích.

Mực nước sông Đà cao hay thấp phụ thuộc vào Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Nhưng mực nước tại hồ thủy điện hôm 13/6 chỉ 102,8 m, cách mực nước chết 22,8 m. Ông Phạm Văn Vương, Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình, cho biết lượng nước về hồ những ngày qua vẫn thấp – 40 m3/s, tức gần như không có.

“Với lượng nước còn lại trong hồ, nếu khai thác tối đa liên tục 46-47 triệu kWh một ngày, mực nước trong hồ sẽ về ngưỡng không thể vận hành an toàn sau 12-13 ngày nữa. Lúc đó vừa không thể phát điện, vừa không giữ được chức năng ổn định cho vận hành hệ thống”, ông Vương lo ngại.

Ngoài Nhà máy nước sông Đà, Hà Nội còn có Nhà máy nước Bắc Thăng Long – Vân Trì công suất đạt 150.000 m3/ngày đêm. Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống đã hoàn thành giai đoạn một với công suất 300.000 m3/ngày đêm.

Ông Phạm Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty Nước mặt sông Đuống, cho biết nhà máy đang khai thác ổn định nguồn nước thô từ sông Đuống (chi lưu của sông Hồng tại ngã ba Dâu, Xuân Canh, huyện Đông Anh).

Đại diện Nhà máy nước Bắc Thăng Long – Vân Trì, khai thác nước sông Hồng, cũng xác nhận đang hoạt động bình thường.

Hà Tĩnh: Cần xử lý dứt điểm khai thác cát trái phép trên sông La

Sáng 14/6, tại xã Liên Minh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh bầu tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi tiếp xúc với cử tri 7 xã: Liên Minh, Tùng Châu, Trường Sơn, Tùng Ảnh, Hòa Lạc, Tân Dân và thị trấn Đức Thọ.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền và lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh cùng dự.

tm-img-alt
Các đại biểu tham dự buổi tiếp xúc cử tri

Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã nghe đại diện Tổ đại biểu HĐND tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; dự kiến những nội dung chủ yếu của Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Cử tri vui mừng, đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong công tác điều hành, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội và cho rằng, những nội dung dự kiến trình Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII rất thiết thực, gắn trực tiếp với đời sống của người dân.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã nghe đại diện Tổ đại biểu HĐND tỉnh báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; dự kiến những nội dung chủ yếu của Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Cử tri vui mừng, đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh trong công tác điều hành, chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội và cho rằng, những nội dung dự kiến trình Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII rất thiết thực, gắn trực tiếp với đời sống của người dân.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri đối với sự phát triển của tỉnh, đồng thời thông tin đến cử tri những kết quả của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội nửa đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025; việc triển khai Quy hoạch tỉnh; kết quả và phương án thi tuyển công chức của tỉnh thời gian tới.

Đối với các ý kiến kiến nghị của cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan, huyện Đức Thọ tập trung xử lý trong chức năng, nhiệm vụ. Theo đó, kiểm tra việc xây dựng rào chắn dọc hai bên kênh Ngàn Trươi – Cẩm Trang; rà soát việc thi công các công trình làm hư hỏng đường nhưng chưa sửa chữa, trả lại mặt bằng cho người dân sử dụng; xử lý ngay tình trạng cột điện nằm ở giữa đường sau khi mở rộng công trình giao thông.

Xem xét việc để hoang đất sản xuất nông nghiệp; xử lý các vấn đề bất cập trong xử lý rác thải tại địa phương. Khẩn trương rà soát, xử lý những hạn chế trong thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng.

Về tình trạng khai thác cát trái phép trên sông La, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Đức Thọ cần phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh xử lý triệt để, dứt điểm.

Về xây dựng NTM, ngoài việc huy động đóng góp của Nhân dân, chính quyền địa phường cần tập trung khai thác tốt các nguồn lực hợp pháp khác để xây dựng đời sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc; tiếp tục rà soát, củng cố các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.

Phát hiện nhiều ống xả thải ra biển Hồ Tràm, Bà Rịa – Vũng Tàu

Liên quan đến việc người dân phát hiện nhiều ống xả thải ra biển ở khu vực Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc, ngày 15/6, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, các cơ quan liên quan đã tiến hành kiểm tra hiện trường.

tm-img-alt

Theo phản ánh, tình trạng xả thải ra biển tại khu vực cầu ngắm biển, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc diễn ra khoảng 4-5 tháng qua, chủ yếu là vào ban đêm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Các ống xả thải dài chừng 4-5 mét, ngoài ra còn có một cống thu nước được thi công âm dưới nước. Phần cống âm cũng hiện lên một phần nắp khi thủy triều xuống.

Theo lãnh đạo UBND huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong sáng nay, phòng Kinh tế hạ tầng, phòng Tài Nguyên môi trường và chính quyền địa phương đã phối hợp kiểm tra, đồng thời báo cáo về UBND tỉnh và huyện Xuyên Mộc trước ngày 20/6/2023./.

Thời tiết bất thường gây thiệt hại cây trồng, thủy sản ở Trà Vinh

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, từ đầu tháng 6 đến nay, nhiều diện tích lúa Hè Thu, rau màu, tôm nuôi vùng nước mặn và lợ trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại.

Nguyên nhân, do thời tiết diễn biến bất thường, có những đợt mưa to kéo dài từ 3 – 5 ngày kèm theo gió lốc và xen kẻ những ngày nắng nóng gay gắt làm ngập úng cục bộ, phát sinh sâu bệnh, biến động mạnh về môi trường nước gây bất lợi cho diện tích tôm nuôi.

tm-img-alt
Một mô hình nuôi tôm của người dân thị xã Duyên Hải. Ảnh tư liệu (minh họa): Thanh Hòa/TTXVN

Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, diễn biến thời tiết bất thường trong 2 tuần vừa qua đã gây thiệt hại khoảng 600 ha lúa Hè Thu và rau màu với mức độ từ 50-100 % diện tích; hơn 20 ha nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trong giai đoạn 25-55 ngày tuổi bị chết vì bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, đỏ thân, bệnh đường ruột do biến động mạnh môi trường nước ao nuôi, sự chênh lệch cao về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.

Bà Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho biết, trong 2 tuần qua, toàn huyện đã có gần 300 ha lúa trong giai đoạn 15-25 ngày tuổi và khoảng 85 ha hoa màu của nông dân bị thiệt hại do ngập úng , cháy lá vì xì phèn gặp nắng nóng. Xã Ngũ Lạc là địa phương có diện tích thiệt hại nhiều nhất huyện với hơn 220ha lúa, hoa màu bị thiệt hại từ 50 đến 100%.

Ông Lâm Thành Cảnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải cho biết, hàng năm phải đến tháng 7, thời tiết mới có những đợt mưa lớn kéo dài, nhưng năm nay diễn biến thời tiết bất lợi sớm gần 2 tháng, nên đa số nông dân không có sự chuẩn bị ứng phó. Đối với hợp tác xã có 08 ha đậu bắp trong giai đoạn 25 ngày tuổi của 17 hộ thành viên trồng liên kết bao tiêu sản phẩm, nhưng đã bị ngập úng thiệt hại từ 70-100%. Bình quân, 1 ha đậu bắp hộ nông dân bị thiệt hại về chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng.

Trước tình hình thời tiết diễn biến bất lợi, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo nông dân nhanh chóng làm đất gieo sạ lại diện tích lúa Hè Thu, chủ động tạo hệ thống mương, tưới tiêu, thoát úng trên đồng ruộng. Đối với cây màu, nông dân mạnh dạng áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, như: xây dựng nhà lưới, sử dụng màng phủ nông nghiệp, sử dụng hệ thống tưới phun và canh tác theo phương thức sản xuất nông nghiệp tốt, nhằm ứng phó với thời tiết bất thường, vừa có sản phẩm sạch cung ứng cho thị trường với giá bán cao hơn.

T.Anh (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích