Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/3/2023
Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 10/3/2023
Theo dõi MTĐT trên
Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 10/3/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 10/3/2023 trên Môi trường và Đô thị.
Hội thảo tham vấn Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022
Tại hội thảo, các chuyên gia của dự án đã giới thiệu quy trình và phương pháp ước tính các thành phần chất thải nhựa từ chất thải răn sinh hoạt; hiện trạng phát sinh, xử lý, tái chế và tái sử dụng CTN tại Việt Nam. Theo TS Lưu Việt Dũng, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã khả sát thực địa 3 địa phương là Thái Bình, Phú Thọ và Hà Nội – đại diện cho vùng ven biển, trung du và miền núi và khu vực đô thị. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, túi ni lông chiếm phần lớn thành phần CTN được thu thập tại 3 khu vực khảo sát. CTN phổ biến là nhựa dùng 1 lần, bao bì thực phẩm.
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp tính toán và ước tính, CTN chiếm tỷ lệ khoảng 12% trong tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, lượng, CTN này bị nhiễm bẩn chéo từ các thành phần hữu cơ, gây khó khăn cho công tác tái chế và tái sử dụng. Sản phẩm tái chế từ nhóm nhựa này dự kiến cũng có chi phí cao.
PGS.TS Nguyễn Tài Tuệ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, khối lượng CTN phát sinh tại Việt Nam khoảng 3 triệu tấn/năm (2021). Trong đó, riêng 28 tỉnh/TP ven biển phát sinh 1,6 triệu tấn. Tổng khối lượng CTN thất thoát vào môi trường là khoảng 0,6 triệu tấn, riêng thất thoát vào môi trường nước khoảng 0,08 triệu tấn.
Để giải quyết các khó khăn, thách thức về ô nhiễm nhựa, nhóm nghiên cứu đề xuất cần hoàn thiện cơ chế chính sách để giảm thiểu CTN, đó là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và trung hòa nhựa; nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng trogn sản xuất, phân phối, sử dụng, thu gom, tái chế chất thải nhựa; tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế… Trong đó, trước mắt, cần ưu tiên xây dựng quy định kỹ thuật về đánh giá khối lượng CTN phát sinh, điều tra thành phần CTN trong chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương; áp dụng một số giải pháp thực hiện ngay như giảm sử dụng túi ni lông và nhựa dùng 1 lần…
USAID hỗ trợ ÐBSCL ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bao trùm
Tại buổi toạ đàm, lãnh đạo Trường Đại học Cần Thơ thông tin về sự hợp tác và hỗ trợ từ các đối tác Hoa Kỳ cho đến nay, cùng những thành quả đáng ghi nhận trong quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ với các đối tác Hoa Kỳ.
Lãnh đạo Trường Đại học Cần Thơ chia sẻ, hiện Trường có khoảng 1.900 nhân viên và hơn 46.000 sinh viên, hầu hết họ đến từ khu vực ĐBSCL.
Giai đoạn này, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến vùng ĐBSCL, nơi có 17,2 triệu dân; mỗi năm nơi đây sản xuất 95% lúa gạo và 70% thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, Trường đang tích cực phối hợp với các đối tác quốc tế và địa phương hỗ trợ các tỉnh trong khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Tại đây, bà Samantha Power – Tổng Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, chuyến công tác này của bà nhằm củng cố quan hệ đối tác, gặp gỡ sinh viên, nông dân, doanh nghiệp và các quan chức Chính phủ để thảo luận về quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ.
Trong đó, ưu tiên thảo luận về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đầu tư vào giáo dục đại học và tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm.
Qua buổi toạ đàm, bà Samantha Power đánh giá cao sự trí tuệ, năng động của các bạn sinh viên trẻ Việt Nam, đặc biệt là nhận thức trong việc phải đối phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Hà Nội: Giải quyết kiến nghị của các nhà thầu duy trì vệ sinh môi truờng
Dự họp có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Văn phòng UBND Thành phố, Thanh tra Thành phố, các Sở: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội.
Sau khi nghe báo cáo của Liên sở: Xây dựng-Tài chính (Văn bản 195/BCLS: XD-TC ngày 25/8/2022), ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kết luận, chỉ đạo như sau:
Thống nhất về nguyên tắc thanh toán chênh lệch tiền lương đối với các gói thầu VSMT giai đoạn 2017-2020 theo đề nghị của Liên Sở và Thanh tra Thành phố.
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan rà soát quy định pháp luật về đấu thầu về điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh đơn giá trong đó có phương pháp, công thức tính điều chỉnh để xây dựng phương án giá điều chỉnh, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố đảm bảo đúng quy định của pháp luật, báo cáo UBND Thành phố trong tháng 3/2023.
Đồng thời thống nhất về nguyên tắc thanh toán chênh lệch tiền lương, nhiên liệu đối với các gói thầu VSMT giai đoạn 2021-2023.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan xây dụng đơn giá vệ sinh môi trường điều chỉnh theo đúng quy định pháp luật, gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND Thành phố quyết định, báo cáo UBND Thành phố trước 20/4/2023.
Bắc Ninh kiểm tra công tác xử lý ô nhiễm môi trường tại Phong Khê
Đoàn công tác gồm có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Cùng đi có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Tạ Đăng Đoan, Bí thư Thành ủy Bắc Ninh.
Dự án đầu tư xây dựng mới chùa Dạm, phường Nam Sơn được triển khai từ năm 2015 với tổng kinh phí xây dựng gần 383 tỷ đồng, từ ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động theo hình thức xã hội hóa. Đến nay, các hạng mục: nhà Tam Bảo, nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà Tăng, hạ tầng kỹ thuật… đã hoàn thành và bàn giao cho Ban Quản trị chùa Dạm và Ban Quản lý di tích chùa Dạm phối hợp quản lý. Các hạng mục: Cung thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, sân trước hành lang, phần thân hành lang các cấp, hệ thống cấp, thoát nước, chiếu sáng… đang trong quá trình hoàn thiện.
Trên địa bàn phường Phong Khê hiện có 326 cơ sở chủ yếu sản xuất các loại sản phẩm giấy vệ sinh, giấy Kraft, giấy vàng mã và hàng trăm cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phụ trợ cho ngành giấy, cơ bản giải quyết việc làm thu nhập ổn định cho khoảng hơn 4.000 lao động trong và ngoài tỉnh.
Thực hiện Đề án “Tổng thể xử lý ô nhiễm môi trường phường Phong Khê giai đoạn 2022 – 2030”, thời gian qua, thành phố Bắc Ninh đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng cường thanh kiểm tra, xử phạt 27 trường hợp vi phạm ô nhiễm môi trường với tổng số tiền 831 triệu đồng; xử phạt 27 cơ sở vi phạm về an toàn điện với tổng số tiền 735 triệu đồng; tạm đình chỉ 104 cơ sở vi phạm về phòng cháy chữa cháy với tổng số tiền gần 10,8 tỷ đồng; cơ bản tháo dỡ các trường hợp có diện tích vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang đường sắt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều cơ sở chưa nghiêm túc chấp hành, có biểu hiện đối phó, xả trộm, xả lén lút chất thải ra môi trường.
Lắp đặt camera giám sát đường vào các bãi khai thác cát trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Đề án trang bị hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tập trung tỉnh Tây Ninh được ban hành theo Quyết định số 1843/QĐ-UBND ngày 24.8.2020 của UBND tỉnh Tây Ninh, trong số gần 2.000 camera được lắp đặt, có 16 điểm lắp đặt camera giám sát đường vào các bãi khai thác cát trên địa bàn tỉnh. Hiện các đơn vị thi công đã lắp đặt xong trụ gắn camera, hệ thống dây cáp…
Hoạt động khai thác khoáng sản (cát, đá, đất phún…) thời gian qua luôn là vấn đề được dư luận quan tâm, nhất là khu vực lòng hồ Dầu Tiếng. Thời gian qua, tỉnh tăng cường công tác kiểm tra hoạt động này để bảo đảm các doanh nghiệp khai thác cát tuân thủ quy định pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm.
Các doanh nghiệp khai thác cát trong lòng hồ Dầu Tiếng hiện nay đã lắp đặt trạm cân, camera ghi nhận hoạt động bãi cát có lưu trữ theo quy định, đóng thuế tài nguyên, các loại thuế, kinh phí đầy đủ; các phương tiện khai thác cát tuân thủ quy định về đăng ký biển số, gắn định vị, số hiệu…
Một chủ doanh nghiệp khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng thuộc địa bàn huyện Tân Châu cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện nghiêm yêu cầu của Tổ kiểm tra liên ngành tỉnh. Việc tỉnh triển khai lắp đặt camera ở các bãi khai thác cát để giám sát lưu lượng phương tiện ra vào, giúp cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát tình trạng xe chở cát quá tải lưu thông, kịp thời xử lý vi phạm.
>>> Xem thêm TẠI ĐÂY
Mỹ: California ban bố tình trạng khẩn cấp do lũ quét
Thống đốc California Gavin Newsom hôm 9/3 ban bố tình trạng khẩn cấp ở 21 quận, giữa lúc 16 triệu người trong bang đang được cảnh báo theo dõi lũ lụt.
Thống đốc Newsom hôm 9/3 đã mở rộng tình trạng khẩn cấp dành cho 21 quận khác tại bang California (Mỹ), bao gồm một số cộng đồng miền núi vẫn đang vật lộn với lượng tuyết dày. Vào tuần trước, ông Newsom đã ban bố tình trạng khẩn cấp với 13 quận tại bang.
Ông Newsom cho biết tối 8/3: “Tiểu bang đang làm việc suốt ngày đêm với các đối tác địa phương để triển khai thiết bị cứu sinh và điều những người nhân viên ứng phó khẩn cấp tới các cộng đồng trên khắp California. Với những cơn bão nguy hiểm hơn sắp xảy ra, chúng tôi sẽ tiếp tục huy động mọi nguồn lực sẵn có để bảo vệ người dân California”.
Một dòng sông khí quyển sắp xuất hiện và tuyết tan nhanh chóng đã đặt các cộng đồng trên khắp California vào tình trạng báo động cao về lũ quét, lở bùn và lở đá khi một cơn bão cận nhiệt đới quét qua bang này.
Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các con sông và suối cũng có thể nhanh chóng bị vỡ bờ. Nhìn chung, khoảng 16 triệu người đang được cảnh báo theo dõi lũ lụt.
Chuỗi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã tàn phá miền Tây nước Mỹ trong những tuần gần đây. Ít nhất 12 người đã thiệt mạng ở miền Nam California kể từ cuối tháng 2, sau khi những trận bão tuyết lớn chia cắt các cộng đồng ở vùng núi San Bernardino và vùng núi San Gabriel liền kề.
T.Anh
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị