Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 1/3/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 1/3/2023

MTĐT –  Thứ tư, 01/03/2023 16:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 1/3/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 1/3/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Yên Bái có kế hoạch trồng mới 15.500 ha rừng trong năm 2023

Cụ thể, tại huyện Trấn Yên trồng mới trên 2.000 ha, đạt gần 75% kế hoạch; Văn Yên trồng trên 1.400 ha, đạt 47% kế hoạch; Văn Chấn trồng 1.230 ha, đạt 39% kế hoạch, thành phố Yên Bái trồng 133 ha, đạt 66% kế hoạch.

Qua kiểm tra, đánh giá việc trồng rừng được nhân dân thực hiện bài bản, đúng kỹ thuật; cơ cấu giống được áp dụng hợp lý, chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ nhưỡng, chủ yếu là trồng keo, quế, bạch đàn mô.

tm-img-alt

Trong quá trình trồng rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã cử cán bộ giám sát chặt chẽ chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, cấp chứng chỉ nguồn gốc lô cây giống tại các vườn ươm.

Cùng với việc trồng rừng mới, các địa phương cũng chỉ đạo các chủ rừng quan tâm chăm sóc và bảo vệ tốt gần 36 nghìn ha rừng trồng các loại; khai thác các diện tích rừng đến tuổi. Toàn tỉnh khai thác trên 1.228 ha rừng để phục vụ công tác trồng rừng năm 2023, sản lượng khai thác đạt trên 90.000 m khối, đạt 11,3% kế hoạch.

Các địa phương trong tỉnh cũng tập trung cao độ cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hanh. Yên Bái quyết tâm hoàn thành mục tiêu trồng rừng của năm 2023, duy trì độ che phủ đạt 63%, phấn đấu đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 65% vào năm 2025.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Sơn La: Mô hình cơ giới hóa thu gom rác thải cần được nhân rộng

Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La đã triển khai thu gom rác thải sinh hoạt bằng xe cơ giới từ năm 2017. Nhờ đó, thời gian thu gom được rút ngắn, hạn chế phát tán mùi hôi ra môi trường xung quanh.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Thành phố hơn 80 tấn. Để thu gom rác triệt để, không tồn đọng, Xí nghiệp Môi trường đô thị đã đầu tư 14 xe thu gom tại tất cả các tuyến đường, phố. Xe thu gom rác được gắn loa, phát thông tin hướng dẫn việc thu gom, giờ thu gom, kết hợp tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường, đổ rác đúng nơi quy định, góp phần tạo cảnh quan đô thị sáng – xanh – sạch – đẹp.

tm-img-alt
Rác thải được thu gom, vận chuyển về Khu liên hợp xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại xã Chiềng Ngần để xử lý.

Để nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, UBND Thành phố đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, thường xuyên hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định.

Từ đó, thay đổi nhận thức và hành động của người dân trong việc tự giác thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần, đổ rác thải sinh hoạt đúng giờ, đúng nơi quy định, tạo điều kiện tối đa cho phương tiện, người thực hiện thu gom. Đồng thời, UBND Thành phố đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Sơn La để thu gom, vận chuyển rác, không để xảy ra rơi vãi chất thải trên đường.

Triển khai các biện pháp giảm thiểu, thay thế phương thức thu gom, vận chuyển rác truyền thống. Năm 2022, trên địa bàn Thành phố đã thu gom, xử lý trên 27.000 tấn rác thải sinh hoạt. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn khu vực đô thị đạt 100%, tại khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt trên 85%.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hải Dương cảnh báo cháy rừng ở mức nguy hiểm

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương mới đây phát thông báo mức cảnh báo cháy rừng trên địa bàn TP Chí Linh và thị xã Kinh Môn ở cấp IV, mức nguy hiểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ tràn lửa nhanh.

tm-img-alt
Vụ cháy rừng xảy ra tại thôn Lê Xá, xã Lê Ninh (Kinh Môn) chiều ngày 27/2

Chi cục Kiểm lâm đề nghị Hạt Kiểm lâm TP Chí Linh và thị xã Kinh Môn tham mưu cho UBND thành phố, thị xã tăng cường thực hiện các chỉ đạo, văn bản của các cấp, các ngành về bảo vệ rừng. Các lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm, hộ nhận khoán rừng và UBND các xã, phường thường xuyên tuần tra, kiểm tra nghiêm ngặt tại các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng vào khoảng thời gian từ 14-19 giờ hằng ngày.

Đặc biệt là diện tích rừng giáp ranh với các khu di tích lịch sử, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vào rừng nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời nếu xảy ra cháy rừng. Bảo đảm lực lượng thường trực 24/24 giờ kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.

Khi cảnh báo cháy rừng ở cấp IV, cấp V, nghiêm cấm các hoạt động phát dọn thực bì, đốt dọn vườn. Chuẩn bị sẵn sàng phương án huy động lực lượng, phương tiện ứng phó với các tình huống cháy rừng xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn. 

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Đồng Nai: Năm 2023 sẽ trồng gần 3,7 ngàn ha rừng

tm-img-alt

Một góc rừng trồng trên địa bàn huyện Định Quán – Đồng Nai. Ảnh: ITN

Theo đó, trong năm 2023, tỉnh sẽ trồng gần 3,7 ngàn ha rừng và trồng hơn 4,6 triệu cây xanh; tiếp tục khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 420ha rừng; nuôi dưỡng rừng tự nhiên 323ha. Đồng thời, tỉnh duy trì diện tích rừng được quản lý bền vững trên 7,7 ngàn ha. Ngành Nông nghiệp đặt ra mục tiêu là bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có; phát huy hiệu quả chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu tác hại do thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xâm nhập mặn tại khu vực Nam Bộ tiếp tục gia tăng

Dự báo, từ ngày 5-9/3, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2022.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Trong thời kỳ từ ngày 1-10/3, chiều sâu ranh mặn 1‰ trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn: 60-75km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 45-55km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: 50-60km; sông Hậu: 45-50km; sông Cái Lớn: 50-60km.

Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: 45-55km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 35-45km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên: 40-50km; sông Hậu: 30-40km; sông Cái Lớn: 40-50km.

Các chuyên gia khuyến cáo, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Dự báo, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2022-2023 ở mức tương đương trung bình nhiều năm. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao tiếp theo ở cửa sông Cửu Long tập trung trong tháng 3 (từ ngày 18 đến 25/3); tại các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và 4 (từ ngày 18 đến 25/3, từ ngày 17-23/4).

Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời những thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Cuba và Mỹ ký thoả thuận hợp tác bảo tồn hệ sinh thái biển

Các tổ chức nghiên cứu khoa học của Cuba và Mỹ ngày 28/2 đã ký một biên bản ghi nhớ về việc bảo tồn hệ sinh thái biển và ven biển.

Trong một tuyên bố chính thức, Bộ Ngoại giao Cuba cho biết đây là văn bản đầu tiên thuộc loại này được ký kết giữa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Cuba (Citma) và The Ocean Foundation – một tổ chức phi chính phủ về môi trường của Mỹ.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Việc ký kết thỏa thuận nói trên đánh dấu một cột mốc quan trọng với nội dung và phạm vi mới. Đây là kết quả của quá trình hợp tác lâu dài giữa The Ocean Foundation và các tổ chức nghiên cứu khoa học của đảo quốc Caribê trong nhiều thập kỷ, đồng thời là biểu hiện của mối quan tâm chung hiện tại trong việc tăng cường hợp tác song phương và cùng nhau phát triển các dự án liên quan.

Thỏa thuận cũng góp phần tạo thuận lợi cho việc thực hiện các hành động thích ứng với sự nóng lên toàn cầu theo Kế hoạch của Nhà nước Cuba về Ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm việc phục hồi và bảo tồn các khu vực rừng ngập mặn và các hành động khác để giảm thiểu tình trạng suy thoái của các rạn san hô.

T.Anh

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích