Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 8/5/2024

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 8/5/2024

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 8/5/2024. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 8/5/2024 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Thái Nguyên: Tăng cường công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng

Cán bộ Trạm Kiểm lâm Đình Cả (Võ Nhai) phối hợp với các lực lượng liên quan thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: T.L
Cán bộ Trạm Kiểm lâm Đình Cả (Võ Nhai) phối hợp với các lực lượng liên quan thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: T.L

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; chỉ đạo các cơ quan chức năng kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất rừng trái pháp luật, chấm dứt tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp, tình trạng săn bắt, bẫy, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã. Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, theo dõi hiện trạng, diễn biến rừng.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm về công tác PCCCR trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách: Chỉ đạo UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác PCCCR, tăng cường kiểm tra, giám sát về PCCCR, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Kiểm tra, rà soát lực lượng, phương tiện, vật tư; xây dựng phương án PCCCR bảo đảm đầy đủ, sát thực tiễn, đủ khả năng ứng phó với tình huống cháy rừng xảy ra; chủ động bố trí kinh phí dự phòng của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để bảo đảm thực hiện tốt công tác PCCCR.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức trực ban, phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô và các ngày nắng nóng; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động lực lượng tại chỗ tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn…

Bắc Giang: Triển khai các chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công tác bảo vệ môi trường

tm-img-alt
UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động, đầu tư mới phải đầu tư, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Ảnh minh hoạ

Theo kết quả công bố của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2022, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố cả nước với tổng số điểm Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) 16,43 . Để tiếp tục duy trì và nâng cao Chỉ số PGI, tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các Sở, ngành chức năng, địa phương, đơn vị triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Theo đó, địa phương này nỗ lực duy trì và nâng cao Chỉ số PGI của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2025 nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chỉ số PGI dẫn đầu cả nước; phấn đấu cải thiện số điểm của các chỉ số thành phần, cụ thể như sau: Chỉ số giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) (cho doanh nghiệp): Phấn đấu từ điểm số từ 3,45 (thứ hạng 32) lên 3,95 điểm trở lên (điểm hạng thứ 15).

Trong đó với chỉ số đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu: Tiếp tục duy trì đạt từ 6,01 điểm trở lên (tỉnh Bắc Giang đang hạng thứ 4). Chỉ số vai trò lãnh đạo của chính quyền tỉnh trong thúc đẩy thực hành xanh: Phấn đấu điểm số từ 4,47 (thứ hạng 16) lên 4,68 điểm trở lên (điểm hạng thứ 10). Chỉ số chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường: Tiếp tục duy trì đạt từ 2,49 điểm trở lên (tỉnh Bắc Giang đang hạng thứ 2).

Với chỉ số giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Bắc Giang sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu (BĐKH) và ứng phó với những tác động của BĐKH. Triển khai xây dựng các cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu theo quy hoạch qua đó giảm thiểu, giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai đối với doanh nghiệp. Chủ động các phương án ứng phó với thiên tai và BĐKH, tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; kịp thời khắc phục hậu quả sau thiên tai, giảm mức thấp ảnh hưởng đến đời sống nhân và hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động, đầu tư mới phải đầu tư, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 51 và Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. 100% khu công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường. Mục tiêu phấn đấu tỷ lệ các cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường đến năm 2025 đạt 70% (trong đó mục tiêu năm 2023 đạt 62,9%, năm 2024 đạt 65%). Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục; 100% các cơ sở có nguồn thải (khí thải, nước thải) lớn lắp đặt và kết nối dữ liệu quan trắc môi trường tự động nước thải, khí thải về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát trực tiếp theo quy định của pháp luật.  

Việc đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu được thực hiện thông qua triển khai xây dựng các phương án phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường cấp tỉnh, cấp huyện. Đầu tư hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Bắc Giang và các đô thị loại IV trở lên đến năm 2025 đạt 55% (trong đó mục tiêu năm 2023 đạt 45%, năm 2024 đạt 50%).

Tiếp tục tập trung đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020, Kết luận số 99- KL/TU ngày 18/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý rác thải ra môi trường. Mục tiêu phấn đấu tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đến năm 2025 đạt 95% (trong đó mục tiêu năm 2023 đạt 93,5%, năm 2024 đạt 94%). Duy trì tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3 /ngày trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100%. Xây dựng và thực hiện đề án thu gom, xử lý rác thải, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Chính sách và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện thông qua việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức mới, hiệu quả cao hơn, đảm bảo công tác chăm sóc nhà đầu tư tại chỗ và tạo điều kiện đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước qua đó giúp các doanh nghiệp nắm bắt, tìm hiểu và tháo gỡ khó khăn trong bảo vệ môi trường. Tiếp tục rà soát, đề xuất triển khai chính sách khuyến công, trong đó ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong quá trình chuyển đổi xanh. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng; tăng cường, khuyến khích các ngành ít sử dụng năng lượng.

Đối với chỉ số thúc đẩy thực hành xanh, Bắc Giang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tăng cường các hoạt động mua sắm xanh đối với dự án đầu tư, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mua sắm xanh, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam.

Hàng năm tổ chức ít nhất 1-2 lần/năm hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp thông qua nhiều kênh giao tiếp nhằm lắng nghe ý kiến phản ánh, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Qua đó chủ động giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, phát huy tính năng động, sáng tạo trong thực thi chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất là trồng rừng đầu nguồn.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết: Để cải thiện, duy trì chỉ số PGI của tỉnh, Sở đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tham mưu cho tỉnh xây dựng, ban hành nhiều văn bản hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về ô nhiễm môi trường, BĐKH, ứng phó với BĐKH, thực hiện lối sống xanh…

Đặc biệt, đơn vị tập trung thực hiện các giải pháp ở một số lĩnh vực như: Quản lý chất thải, chất lượng không khí, quản lý tài nguyên nước, đất đai và đa dạng sinh học; tham mưu thành lập các tổ công tác liên ngành tăng cường thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về môi trường; tích cực tuyên truyền vận động doanh nghiệp, người dân, cơ quan, đơn vị tăng cường tiêu dùng, mua sắm xanh. Chỉ đạo phòng chuyên môn xây dựng các phương án chủ động phòng ngừa sự cố môi trường…

Góp phần cải thiện, nâng hạng chỉ số PGI, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tăng cường áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các-bon thấp trong sản xuất. Qua rà soát, đánh giá của cơ quan chuyên môn cho thấy cơ bản các doanh nghiệp  áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các-bon thấp trong sản xuất.

Theo kế hoạch tỉnh đề ra, đến năm 2030, 100% các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, đến nay, 100% khu công nghiệp và khoảng 63% cụm công nghiệp của tỉnh đi vào hoạt động đã có hệ thống này. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 28 doanh nghiệp, cơ sở phát sinh nguồn thải lớn cũng đã lắp đặt được trạm quan trắc tự động và truyền số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường với tổng số 65 trạm quan trắc khí thải, nước thải tự động.

Toàn tỉnh hiện có 66 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh ở các địa phương. Trong đó, khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung lớn là Nhà máy Xử lý triệt để rác thải sinh hoạt bằng công nghệ TTD-01 tại xã Kiên Thành (Lục Ngạn) đã đi vào hoạt động, vận hành ổn định, mỗi ngày xử lý từ 50-60 tấn rác, góp phần tăng tỷ lệ thu gom xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh đã thu hút được các nhà đầu tư vào triển khai thực hiện dự án Nhà máy Xử lý rác và phát điện Bắc Giang với công suất xử lý 750 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, công suất phát điện khoảng 12 MW; dự án xây dựng Nhà máy Xử lý chất thải rắn, địa điểm thực hiện dự án tại xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) công suất thiết kế xử lý chất thải rắn 650 tấn/ngày… Theo đó, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh đạt gần 86%; trong đó tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom đạt gần 98% và được xử lý bảo đảm quy chuẩn đạt hơn 99% (mục tiêu tỉnh đề ra đạt 95% vào năm 2030).

Được biết, để đạt mục tiêu đề ra về chỉ số PGI đến năm 2025, bên cạnh thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, thực hiện lối sống xanh… hiện tỉnh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển các ngành sản xuất xanh mới, hạn chế phát triển các ngành phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động theo kinh nghiệm thực hành tốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, cải thiện môi trường sinh thái gắn với thực hiện tái cơ cấu sản xuất công nghiệp; ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững. Hiện tỉnh đang định hướng thu hút đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, công nghiệp sinh thái để hình thành “Hệ sinh thái công nghiệp”.

Quan tâm huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư xanh như thu hút các dự án sử dụng tiết kiệm đất đai, tiêu tốn ít hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và tăng cường ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ sạch hay các chuỗi cung ứng xanh… Cùng đó, tỉnh cũng quan tâm tăng kinh phí hoạt động cho các cơ quan quản lý môi trường, cải thiện trang thiết bị, tăng dần mức chi ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường và đối phó với BĐKH.

Nghệ An: Chống thất thoát và thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Ban chỉ đạo tỉnh có các nhiệm vụ chính sau:

Chức năng nhiệm vụ: Ban chỉ đạo giúp UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động liên quan đến việc bảo đảm cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn. Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc cùng các đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ theo điều 2, Quyết định 3840/QĐ-UBND; các thành viên Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, tham gia các hoạt động của Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban khi được phân công. Các thành viên Ban chỉ đạo được quyền huy động các phòng ban chuyên môn và cán bộ công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết.

Trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ đạo: Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ, đảm bảo an toàn cấp nước và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn; chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban trong việc và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn. Ủy quyền cho Phó Ban thường trực là lãnh đạo Sở Xây dựng giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền.

Trách nhiệm của các Phó Ban chỉ đạo: Ngoài giúp việc hoặc thay mặt Trưởng ban xử lý các công việc thường xuyên theo phân công, ủy quyền, Phó Ban chỉ đạo là Cơ quan thường trực trực tiếp chỉ đạo Sở Xây dựng thực hiện các nội dung: tổ chức lập dự toán chi phí hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc; gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định bố trí kinh phí hoạt động theo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện phối hợp với các đơn vị cấp nước khu vực đô thị triển khai thực hiện các nội dung cấp nước an toàn, chống thất thoát…; chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành đẩy mạnh công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư công trình cấp nước đô thị trên địa bàn; tổ chức rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới hệ thống cấp nước sạch khu vực đô thị; tổ chức thanh, kiểm tra giám sát, đánh giá chất lượng, tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, đảm bảo an toàn cấp nước, chống thất thoát, thất thu nước sạch của các đơn vị cấp nước tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn.

Các Phó Ban chỉ đạo thuộc các sở, ngành: Nông nghiệp, Y tế, Tài Nguyên và Môi trường theo chức năng quản lý nhà nước được giao có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích tiết kiệm tài nguyên nước đối với hoạt động cấp nước an toàn…

Trách nhiệm của các sở, ngành gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an tỉnh, Khoa học và Công nghệ, Trung tâm kiểm soát bệnh tật là thành viên thì theo chức năng được giao chủ trì xây dựng hoặc phối hợp để triển khai các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra như:

Căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn để tham mưu bố trí vốn cho các dự án lĩnh vực cấp nước an toàn; phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh vào lĩnh vực này; xây dựng chỉ tiêu, dữ liệu để cảnh báo, giám sát, kiểm soát chất lượng nguồn nước sạch tại các đơn vị cấp nước; tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp nước về khoa học công nghệ, quản lý thông minh, bảo vệ nguồn nước lồng ghép biến đổi khí hậu với các đơn vị cấp nước.

Trách nhiệm của UBND cấp huyện: Tổ chức xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát và thất thu nước sạch trên địa bàn theo thẩm quyền; tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện theo Kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn quản lý; phối hợp với cơ quan liên quan trong thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện các quy định về đảm bảo cấp nước an toàn; phối hợp với các đơn vị cấp nước sạch và các cơ quan liên quan xác định ranh giới, phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên thực địa sau khi được phê duyệt.

Ký thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với các đơn vị trên địa bàn; phối hợp với UBND cấp xã tổ chức lập kế hoạch phát triển cấp nước và đề xuất các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước trên địa bàn trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cuối cùng, Quy chế này cũng giao trách nhiệm đối với người đại diện theo pháp luật của các đơn vị cấp nước trong tổ chức thực hiện thỏa thuận đã ký với địa phương; xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn; thường xuyên kiểm tra, đánh giá báo cáo kết quả công tác triển khai; phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước; đề xuất phương án xử lý kiến nghị đến cơ quan quản lý hệ thống cấp nước tại khu vực và kịp thời thông báo tình hình chất lượng nước về Ban chỉ đạo để xem xét, giải quyết đúng quy định.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại Hà Tĩnh

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương.

Công điện nêu: Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, chiều ngày 06 tháng 5 năm 2024 đã có mưa to gây sạt lở đất vùi lấp 01 lán trại của công nhân thi công đường dây 500 kV tại khu vực phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, làm 03 người chết, 04 người bị thương. Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình có người bị nạn, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và lãnh đạo các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất, tập trung một số nhiệm vụ sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo cơ quan chức năng, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người bị nạn theo đúng quy định; kịp thời cứu chữa những người bị thương; khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn cho người lao động và nhân dân, xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có sai phạm) theo đúng quy định của pháp luật.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, dự báo thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, thiên tai, nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan, mưa lớn cục bộ để các chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định.

3. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo thẩm quyền. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và chủ đầu tư các công trình, dự án khẩn trương tổ chức rà soát, kiểm tra, kiên quyết không cho phép làm các lán trại, nhà tạm tại những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở cao, gây nguy hiểm đến tính mạng của công nhân và người dân./.

Bình Thuận: Đến năm 2025 tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 90%

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, từng bước hình thành thói quen và ý thức tự giác thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý theo phương án chôn lấp trực tiếp, qua đó tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý, đồng thời tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, kiện toàn hệ thống, mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại tại nguồn theo quy định. Triển khai việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo thời gian quy định.

Đối với phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận, trong năm 2024, UBND cấp huyện và UBND cấp xã phải ban hành chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, mô hình phân loại, thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Xây dựng tài liệu tuyên truyền về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho đội ngũ tuyên truyền viên cấp huyện, cấp xã để tuyên truyền việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.

Quy hoạch các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Đưa vào hoạt động các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Kiện toàn lại hệ thống, mạng lưới và đội ngũ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ cấp huyện đến cấp xã; đồng thời, phối hợp với các cơ sở thu gom, vận chuyển cải tạo nâng cấp phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu theo quy định và đảm bảo thu gom, vận chuyển các loại chất thải sau khi được phân loại.

Ban hành lộ trình, tần suất, thời gian và tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực trên địa bàn. Ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh để áp dụng theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

tm-img-alt
Bộ TN&MT đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt (Ảnh minh họa: TH). 

Đến năm 2025, 100% các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được trang bị kiến thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn ở các phường, thị trấn đạt tỷ lệ 70%, ở xã đạt tỷ lệ 30%.  Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90%.80%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế đạt trên 70%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định đạt 98%.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, các Sở, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tập trung tuyên truyền cho người dân biết các văn bản pháp luật liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt; nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; hướng dẫn việc lưu giữ, chuyển giao, tập kết chất thải rắn sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; các quy định liên quan đến việc chế tài, xử lý vi phạm trong công tác phân loại, chuyển giao, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Quá trình thực hiện phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; nguồn lực tài chính của địa phương.

Đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, việc xử lý chất thải rắn xây dựng được áp dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Tái sử dụng sản phẩm thải bỏ; sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc nâng cấp sản phẩm bị lỗi, sản phẩm cũ để kéo dài thời gian sử dụng; tận dụng thành phần, linh kiện của sản phẩm thải bỏ; tái chế chất thải rắn để thu hồi nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất theo quy định của pháp luật; xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật; chôn lấp chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

Chất thải rắn xây dựng phải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh và quản lý; chất thải rắn xây dựng sau khi phân loại không được để lẫn với các chất thải khác và phải được giữ riêng theo quy định. Trong trường hợp chất thải rắn xây dựng thông thường có lẫn với chất thải nguy hại thì phải thực hiện việc bóc tách phần chất thải nguy hại riêng; nếu không thể bóc tách được thì toàn bộ hỗn hợp chất thải phải được quản lý như chất thải nguy hại.

Chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị phải được thu gom và chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải từ hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom, xử lý chất thải phải được tái sử dụng hoặc đổ thải tại các vị trí theo hướng dẫn của UBND cấp xã; không được đổ chất thải ra đường, sông, suối, ao, hồ và các nguồn nước mặt khác làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.

Sau khi phân loại chất thải rắn xây dựng phải tiến hành thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý. Việc vận chuyển phải tuân thủ về thời gian tuyến đường vận chuyển, an toàn giao thông trên các tuyến đường và tuân thủ các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền. Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn xây dựng phải là phương tiện bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành theo quy định.

Đối với chất thải rắn có thành phần chất thải nguy hại phải được thu gom, vận chuyển theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chủ nguồn thải hoặc chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn từ hoạt động xây dựng phải chuyển giao cho cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng theo quy định hoặc chủ mặt bằng cần san lấp có phương án san lấp được cơ quan có thẩm quyền về môi trường chấp thuận.

Việc tái sử dụng chất thải rắn xây dựng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Đối với chất thải rắn xây dựng có khả năng tái chế, tái sử dụng được thu gom, vận chuyển đến các cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng để tái chế, tái sử dụng. Các loại chất thải rắn xây dựng được tái chế sử dụng làm vật liệu sản xuất gạch, tấm tường, gạch lát nền, các sản phẩm vật liệu xây dựng khác hoặc san nền;  làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, gỗ và nhiên liệu đốt; tái chế thành vật liệu bê tông nhựa…

Theo quy định của UBND tỉnh, các cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng phải đầu tư xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khuyến khích xử lý chất thải rắn xây dựng tại nơi phát sinh chất thải với quy trình, công nghệ phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường.

Công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng phải phù hợp với quy mô, công suất đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế – xã hội. Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng phải tuân theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Địa điểm quy hoạch đổ chất thải rắn từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh thực hiện theo phương án quy hoạch các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quy hoạch tỉnh được phê duyệt./.

Bình Định: Đã tìm ra nguyên nhân cá chết trắng hồ Bàu Sen

tm-img-alt
Cá chết nổi trắng mặt hồ Bàu Sen

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, kết quả xét nghiệm mẫu nước lấy ở hồ Bàu Sen tại thời điểm cá chết cho thấy nồng độ oxy hòa tan quá thấp so với tiêu chuẩn cho phép. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống của hệ sinh thái thủy sinh trong hồ, dẫn đến cá chết.

Chi cục Bảo vệ môi trường đề nghị UBND TP Quy Nhơn chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra các nguồn nước thoát vào hồ Bàu Sen, đảm bảo đúng chức năng của hồ là tiêu năng, thoát nước mưa.

Đồng thời, yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên triển khai thực hiện các giải pháp quản lý, kỹ thuật nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường do sự cố, ưu tiên các giải pháp tăng lượng oxy trong hồ.

Cà Mau: Chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa năm 2024

Theo đó Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố Cà Mau, các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động rà soát, đánh giá các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, nhất là tại các lưu vực sông, kênh, các khu vực nuôi trồng thủy sản, các khu vực lưu chứa, chôn lấp chất thải đã từng xảy ra sự cố môi trường (như cá chết, khu vực thường xuyên bị ô nhiễm khi mưa lớn…). Qua đó, có biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm không để sự cố lặp lại trong mùa mưa năm nay. Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường trên địa bàn.

UBND cấp xã, phường chủ động triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, sự cố chất thải nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong đó lưu ý các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn có các hồ chứa chất thải, nước thải, các bãi lưu giữ chôn lấp chất thải rắn hoặc các khu vực chứa hóa chất… phải chủ động rà soát hệ thống thoát nước mưa bề mặt, đê bao quanh các khu vực nêu trên tại từng cơ sở để tiến hành cải tạo, gia cố, đặc biệt là các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở cao, đảm bảo chắc chắn, không bị sạt lở do mưa; nghiêm túc vận hành các công trình xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn xả thải; xây dựng phương án, sẵn sàng bố trí các nguồn lực ứng phó sự cố chất thải, ô nhiễm môi trường do sạt lỡ có thể xảy ra.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, thành phố chủ động ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; thực hiện công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường; tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn phải chủ động rà soát hệ thống thoát nước mưa bề mặt, các công trình lưu giữ và xử lý chất thải, các khu vực lưu giữ hóa chất…, để đảm bảo chắc chắn, an toàn, không bị ảnh hưởng do mưa; nghiêm túc vận hành các công trình xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn xả thải; xây dựng phương án, sẵn sàng bố trí các nguồn lực ứng phó sự cố chất thải, ô nhiễm môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải có thể xảy ra khi mưa bão…

T.Anh (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích