Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/11/2023

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/11/2023

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 2/11/2023. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 2/11/2023 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Theo đó, phê duyệt 93 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản cụ thể như sau:

1. Than năng lượng: 02 khu vực.

2. Quặng apatit: 02 khu vực.

3. Quặng chì – kẽm: 01 khu vực.

4. Quặng cromit: 03 khu vực.

5. Quặng titan: 14 khu vực.

6. Quặng bauxit: 23 khu vực.

7. Quặng sắt-laterit: 14 khu vực.

8. Đá hoa trắng: 17 khu vực.

9. Cát trắng: 15 khu vực.

10. Quặng đất hiếm: 02 khu vực.

Trong thời gian dự trữ của các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia nêu trên, việc quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thực hiện các dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải tuân thủ quy định của Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định sau:

Các Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước ngày 1/11/2023 mà không thuộc khoáng sản dự trữ nêu trên thì tiếp tục thực hiện theo nội dung giấy phép đã cấp và quy định của pháp luật về khoáng sản.

Các khu vực có khoáng sản không thuộc loại khoáng sản dự trữ đã được đưa vào quy hoạch khoáng sản liên quan mà chưa cấp phép thăm dò, khai thác hoặc chưa đưa vào quy hoạch khoáng sản có liên quan thì được quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản nhưng không được ảnh hưởng đến khoáng sản đã khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan công khai các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, bàn giao hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia để quản lý, bảo vệ theo quy định.

Lạng Sơn sơ kết 3 năm thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố và đại diện các doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo báo cáo tại hội nghị, đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 – 2030 được các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành lâm nghiệp trong các năm 2020 – 2022 từ 11,67% – 20,09%/năm, giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp từ 3,2 – 4,2 tỷ đồng/năm.

tm-img-alt
Công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn luôn được quan tâm, phát triển

Công tác trồng rừng luôn được quan tâm, phát triển, giai đoạn từ năm 2020 đến tháng 8/2023, diện tích trồng rừng tập trung được hơn 35.000 ha (đạt 64,93% mục tiêu của đề án giai đoạn 2020 – 2025); phát triển vùng nguyên liệu sản xuất tập trung đạt và vượt kế hoạch đề án đề ra như: vùng hồi (đạt 124%), vùng thông (107,4%), vùng keo (142,1%), vùng bạch đàn (273,8%), vùng quế (180,5%); trồng và xây dựng được các mô hình rừng gỗ lớn với tổng diện tích gần 6.000 ha; hoàn thành cấp chứng chỉ rừng tại huyện Đình Lập; bước đầu hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp như: quê, hồi, nhựa thông. Tài nguyên rừng cơ bản được quản lý bảo vệ tốt, tỷ lệ che phủ rừng tăng hằng năm…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ thêm những kết quả đã đạt được, kinh nghiệm triển khai đề án của các huyện, thành phố như: nâng cao năng suất gồ rừng trồng, phát triển rừng gỗ lớn; cấp chứng chỉ rừng bền vững; công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác xử lý vi phạm rừng và đất lâm nghiệp; phòng cháy chữa cháy rừng… Đồng thời, các đại biểu chỉ rõ những khó khăn, hạn chế, từ đó, đưa ra các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kết quả đã đạt được và biểu dương các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện trong thực hiện đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2030

Đồng thời, đồng chí đề nghị các sở, ban, ngành tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: tiếp tục tham mưu thực hiện có hiệu quả đề án phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2020 – 2030 gắn với chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025; tập chung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chuỗi giá trị gắn với ứng phó biến đội khí hậu và bảo vệ môi trường, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật – đặc thù; thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý sử dụng 3 loại rừng đảm bảo phù hợp, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tiếp tục thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, trong đó quan tâm thu hút dự án đầu tư chế biến sâu những sản phẩm chủ lực và dự án ngoài ngân sách về phát triển lâm nghiệp; tổ chức tháo gỡ khó khăn về đất đai tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án trồng rừng, xây dựng nhà máy chế biến lâm sản.

Đối với UBND các huyện, thành phố, cầntiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận đồng các tầng lớp Nhân dân tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; khẩn trương xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đối với những diện tích chưa giao, chưa cho thuê; chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh…

Nhân dịp này, có 2 tập thể, 3 cá nhân, 3 gia đình được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và 8 tập thể, 14 cá nhận nhận giấy khen của Giám đốc Sở NN&PTNT vì đã có thành tích xuất sắc trong đợt sơ kết 3 năm thực hiện đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2030.

TP Bắc Giang triển khai dự án cải tạo, nạo vét hệ thống thoát nước

Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo đảm mỹ quan đô thị và phòng, chống ngập úng cho khu vực đô thị.

ngập úng, hồ Vĩnh Ninh, Trung tâm Bơm tiêu thoát nước đô thị, cải tạo hồ, thoát nước, nước thải, nước mưa.
Hồ Vĩnh Ninh 2 đang được đơn vị thi công nạo vét bùn.

Theo đó, với tổng mức đầu tư hơn 37,4 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng ngân sách TP, đơn vị thi công tập trung nạo vét, cải tạo, xây dựng một số tuyến cống, rãnh thoát nước mưa tại khu vực nội thành thuộc các phường: Lê Lợi, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương, Xương Giang, Dĩnh Kế…

Cụ thể, sẽ nạo vét hố ga, hố thu nước, cống dọc, cống ngang tại một số tuyến đường và kênh thoát nước về các trạm bơm: Đồng Cửa, Chi Ly, Châu Xuyên 2. Nạo vét bùn và lắp đặt lan can xung quanh các hồ, ao trên địa bàn gồm: Hồ khuôn viên Giáp Hải, hồ Cây Dừa, ao cạnh Trạm bơm Đồng Cửa, hồ Cung Nhượng, hồ Vĩnh Ninh 1 (sau đình Vĩnh Ninh), hồ Vĩnh Ninh 2 (cạnh chung cư Quang Minh), hồ Vĩnh Ninh 3 (trước đình Vĩnh Ninh) và một số ao, hồ khác trên địa bàn TP.

Ngoài ra, đơn vị thi công sẽ cải tạo, xây dựng mới một số tuyến cống, rãnh thoát nước mưa, thoát nước thải và hố ga; nạo vét hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt khu dân cư hiện trạng các phường nội thành; xây dựng, lắp đặt lan can tại kênh hở Trạm bơm Châu Xuyên 1; cải tạo, xây dựng mái kè, đường đi dạo, khuôn viên, trồng cây xanh, lắp đặt đèn chiếu sáng và mở rộng đường giao thông khu vực hồ Vĩnh Ninh 1…

Theo đánh giá của chủ đầu tư, quá trình thi công dự án gặp một số khó khăn về mặt bằng bởi tình trạng lấn chiếm không gian phía trên hệ thống cống thoát nước; cơ bản các hồ, ao đã nhiều năm chưa được cải tạo, nạo vét nên bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt là các cống, rãnh gần các nhà hàng, quán ăn bị một lớp mỡ dày đặc bám chặt, đơn vị thi công mất nhiều thời gian xử lý, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn dòng chảy, dẫn tới ngập úng.

Bắc Ninh chính thức vận hành Nhà máy điện rác 33 triệu USD

Ngày 1/11, tại xã Phù Lãng (thị xã Quế Võ) Nhà máy điện rác Ngôi Sao Xanh – GCEP (Nhà máy điện rác đầu tiên) hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức tại Bắc Ninh.

Vận hành chính thức Nhà máy điện rác Ngôi Sao Xanh - GCEP
Thực hiện nghi thức bấm nút vận hành chính thức Nhà máy

Dự Lễ vận hành có bà Han Wha-Jin, Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc; đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.

Về phía tỉnh Bắc Ninh có bà Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ông Đào Quang Khải, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Vận hành chính thức Nhà máy điện rác Ngôi Sao Xanh - GCEP
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tặng hoa chúc mừng Nhà máy

Nhà máy do liên danh Công ty TNHH Môi trường Ngôi Sao Xanh với Công ty Chosun Refractory Engineering (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, tổng kinh phí 33 triệu USD; có chức năng xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, công suất 180 tấn rác/ngày, đêm; công suất phát điện 6,1MW. Nhà máy được khởi công từ tháng 7- 2020, đến tháng 8- 2022 tiến hành chạy thử nghiệm và hòa vào lưới điện Quốc gia thông qua đường dây 35kV kết nối với Trạm BA 110kV Quế Võ 2.

Nhà máy đi vào vận hành chính thức góp phần đăc lực vào công tác bảo vệ môi trường, có khả năng cung cấp điện cho địa phương khoảng 40 triệu KWh/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải ghi nhận và biểu dương sự quyết tâm, cố gắng của chủ đầu tư đã sớm khởi công và đưa Nhà máy đi vào hoạt động chính thức. Trong thời gian tới, yêu cầu chủ đầu tư cần vận hành Nhà máy ổn định, an toàn, hiệu quả, bảo đảm các nguồn thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam; thực hiện nghiêm các nội dung trong Giấy phép môi trường đã được cấp. Thực hiện tốt chế độ đãi ngộ với công nhân làm việc trong Nhà máy, quan tâm hơn nữa các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương. Các sở, ngành và thị xã Quế Võ phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện để chủ đầu tư vận hành liên tục, bảo đảm xử lý ô nhiễm môi trường và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.

Từ Sơn (Bắc Ninh) phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hệ thống xử lý nước thải

Thành phố Từ Sơn phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải thành phố Từ Sơn (giai đoạn 2). Dự kiến tổng mức đầu tư hơn 727 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, các nguồn vốn hợp pháp và ngân sách tỉnh hỗ trợ 30-50%. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023-2027.

Thành phố Từ Sơn phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hệ thống xử lý nước thải (giai đoạn 2)
Nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 có công suất 33.000 m3/ngày/đêm đang phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường thành phố Từ Sơn.

Quy mô dự án gồm: Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, truyền dẫn nước thải với khoảng 40,3 km các tuyến ống chính có đường kính D160-D800 và các hố ga, giếng tách, 12 trạm bơm nâng. Xây dựng mở rộng nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 2, công suất trung bình 14.000 m3/ngày/đêm, công suất lớn nhất 24.000 m3/ngày/đêm trong khuôn viên nhà máy đã xây dựng giai đoạn 1 tại phường Châu Khê.

Đây là dự án nhóm B, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Từ Sơn, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao sức khoẻ của người dân. Góp phần đẩy nhanh tốc độ hóa đô thị, sớm đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm phát triển bền vững kinh tế – xã hội và môi trường.

CDC Hà Tĩnh khẩn trương giám sát, chỉ đạo xử lý môi trường sau lũ tại huyện Hương Khê

Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế huyện Hương Khê, mưa lũ đã làm 4.358 nhà dân, 4.652 giếng nước sinh hoạt, 07 trường học, 01 trụ sở UBND cùng hàng chục ngàn chuồng trại chăn nuôi bị ngập, công trình vệ sinh bị ngập.

Với phương châm “nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó”, ngay sau khi nước rút, Trung tâm Y tế huyện Hương Khê cùng các bộ trạm y tế xã, y tế thôn xóm các địa phương bị ngập hành hướng dẫn người dân làm vệ sinh môi trường, dọn dẹp nhà cửa, xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt đảm bảo không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thứ phát và phát sinh dịch bệnh. 

tm-img-alt
Thạc sỹ Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc CDC Hà Tĩnh và Trung tâm Y tế huyện Hương Khê hướng dẫn, giám sát xử lý nguồn nước sinh hoạt cho người dân tại xã Lộc Yên.

Tại các điểm giám sát về xử lý nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường say lũ, thạc sỹ Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc CDC Hà Tĩnh cho biết sau mưa lũ, nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao, nhật là các dịch bệnh đau mắt đỏ, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, các bệnh ngoài da… vì vậy đề nghị Trung tâm Y tế huyện Hương Khê cẩn tập trung lực lượng, phối hợp chính quyền địa phương, trạm y tế xã ra quân xử lý môi trường và nước sinh hoạt cho nhân dân ngay sau khi nước rút;  chú trọng vệ sinh các khu vực chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình; chủ động tham mưa UBND huyện bố trí kinh phí để mua hóa chất xử lý môi trường và Cloramin B nhằm kịp thời cấp phát cho địa phương người dân vùng ngập lụt xử lý môi trường, nước sinh hoạt khi cần thiết.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ, trong đợt này CDC Hà Tĩnh đã chủ động cấp bổ sung 350kg Cloramin B và 55.000 viên Aquatab khử khuẩn nước sạch sinh hoạt cho huyện Hương Khê.

tm-img-alt

Trước đó, CDC Hà Tĩnh cũng đã cấp 689.000 viên Aquatab khử khuẩn cho các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó riêng huyện Hương Khê được cấp 70.000 viên.

Cho phép đàm phán Hiệp định tài trợ DA cải thiện môi trường nước Bình Dương

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Ngày 1/11, Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết định số 1297/QĐ-CTN ngày 31/10/2023 cho phép đàm phán Hiệp định tài trợ với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) cho Dự án Cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương, theo đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 573/TTr-CP ngày 20/10/2023.

Dự án Cải thiện môi trường nước tỉnh Bình Dương được IBRD cam kết cung cấp khoản vay là 230.740.000 USD (thời hạn vay là 25 năm, 5 năm ân hạn).

Dự án nhằm huy động nguồn vốn vay hỗ trợ tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng nguồn nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh của địa phương và đất nước.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra công tác di dời các cơ sở chế biến hải sản

Đoàn công tác kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường tại Công ty CP Hải sản Bình Dương.
Đoàn công tác kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường tại Công ty CP Hải sản Bình Dương.

Trong ngày đầu, Đoàn đã kiểm tra, rà soát hoạt động và ghi nhận những khó khăn, nguyện vọng của Công ty CP Hải sản Bình Dương (22/36 Chi Lăng, phường 12, TP.Vũng Tàu).

Công ty CP Hải sản Bình Dương hoạt động trong ngành sơ chế hải sản, chủ yếu là mực và bạch tuộc, cấp đông cá biển xuất khẩu sang thị trường nước ngoài từ năm 2002 đến nay. Công ty có diện tích gần 30.000m2, trong đó khu vực sản xuất khoảng hơn 17.000m2, kho trữ lạnh khoảng 5.000m2. Để bảo vệ môi trường, công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 120m2/ngày đêm.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Công ty CP Hải sản Bình Dương cho biết, sau khi nhận được thông báo của UBND TP.Vũng Tàu cơ sở hoạt động ổn định trong thời gian dài, đã đầu tư đồng bộ máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất, các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định và đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật, trong đó có các quy định về bảo vệ môi trường, nguồn lao động ổn định… Vì vậy, cơ sở mong muốn được hoạt động tại chỗ để tiết kiện chi phí đầu tư nhà xưởng và gần các nguồn nguyên liệu truyền thống. Hơn nữa, DN cũng chưa tìm được vị trí phù hợp để di dời và trên thực tế, tỉnh và thành phố cũng chưa quy hoạch được khu vực để di dời các cơ sở chế biến hải sản nằm trong khu dân cư trên địa bàn TP.Vũng Tàu.

Đoàn công tác đã ghi nhận những khó khăn, kiến nghị của DN. Sau đợt kiểm tra, Đoàn báo cáo lãnh đạo TP.Vũng Tàu tình hình chung của các DN và tham mưu, đề xuất phương án giải quyết.

T.Anh (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích