Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 6/2/2023
Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 6/2/2023
Theo dõi MTĐT trên
Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 6/2/2023, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất của Hà Nội ngày 6/2 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.
Hàng nghìn thanh niên Hà Nội trong ngày nhập ngũ
KT&ĐT đưa tin, hôm nay 6/2, Hà Nội và 18 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức lễ giao nhận quân trong không khí trang nghiêm và xúc động.
Riêng tại Hà Nội, toàn bộ 30/30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội đã đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân năm 2023.
Năm 2023, Hà Nội được giao chỉ tiêu 3.500 công dân nhập ngũ. Hiện nay đã tuyển chọn và gọi đầy đủ, chất lượng bảo đảm tốt, nhất là tỷ lệ công dân tự nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ và có trình độ văn hóa cao.
Theo kế hoạch, lễ giao nhận quân năm 2023 tại các địa phương sẽ diễn ra trong 5 ngày từ 6/2 đến 10/2. Hoạt động tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy trình, quy định trong công tác tuyển quân.
Hà Nội tiến hành bốc thăm, xác minh tài sản thu nhập cán bộ 24 đơn vị
UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản thu nhập năm 2023. Kế hoạch nhằm kiểm tra, làm rõ tính chính xác, trung thực các nội dung trong bản kê khai tài sản thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng đối với người có nghĩa vụ kê khai.
Cụ thể, xác minh 6 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Long Biên, Ứng Hòa, Hoài Đức, Sơn Tây;
6 sở gồm: Tài nguyên Môi trường, Quy hoạch Kiến trúc, Công thương, Nội vụ, Khoa học Công nghệ, Tài chính;
Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội; Tổng công ty du lịch Hà Nội; các công ty TNHH MTV: Công viên cây xanh, Vườn thú Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội; các trường: Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, Cao đẳng y tế Hà Nội, ĐH Thủ đô; Quỹ Đầu tư phát triển thành phố; Công ty CP giày Thượng Đình; Ban Quản lý dự án công trình dân dụng và công nghiệp; Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế.
Các cá nhân được xác minh tài sản thu nhập là người thuộc diện kê khai tài sản thu nhập hàng năm, thuộc thẩm quyền kiểm soát của thanh tra thành phố. Tỷ lệ người được xác minh tại mỗi đơn vị theo quy định tối thiểu là 10%.
Năm 2023, Hà Nội tiếp tục lựa chọn người để xác minh Tài sản thu nhập tại mỗi đơn vị theo hình thức bốc thăm, quy định tại Nghị định số 130/NĐ-CP. Khi tiến hành lựa chọn người để xác minh, thanh tra thành phố sẽ mời đại diện Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố cùng dự, chứng kiến.
Thời gian triển khai bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên cá nhân xác minh tài sản thu nhập tại các cơ quan, đơn vị được tính trong vòng 10 ngày, kể từ ngày chánh thanh tra thành phố ban hành kế hoạch; thời gian thực hiện xác minh vào quý 3, quý 4.
Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm những ai?
Theo đề xuất, Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 3 – đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư là Chủ tịch; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các bộ: GTVT, Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an; Xây dựng; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 3 – đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP. Do Dự án có tổng mức đầu tư lớn (56.520 tỷ đồng); phạm vi rộng (gồm 3 tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh); được đầu tư theo phương thức PPP và sử dụng vốn nhà nước chiếm 47,3% tổng mức đầu tư Dự án nên cần phải đánh giá kỹ lưỡng về quy mô, hướng tuyến, phương án thiết kế, sơ bộ tổng mức đầu tư… trên cơ sở đó đánh giá về phương án tài chính, hiệu quả đầu tư và các nội dung khác của Dự án.
Trong khi đó, các thành viên của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thẩm định theo hình thức kiêm nhiệm, không có đủ thời gian và điều kiện để nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ của Dự án phục vụ cho công tác thẩm định.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng cần thiết phải thuê tư vấn có chuyên môn, kinh nghiệm thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong nước theo quy trình, thủ tục quy định tại 3 khoản 1 Điều 11 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP (lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm tra trong trường hợp đặc biệt) và giao UBND TP. Hà Nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định Dự án, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư phục vụ việc thẩm định, thuê tư vấn thẩm tra bảo đảm tiến độ yêu cầu.
Đến năm 2025, Hà Nội hoàn thành bảng giá đất đảm bảo sát giá thị trường
Tin tức trên KT&ĐT, TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành xây dựng Bảng giá đất, đảm bảo công khai, minh bạch, sát giá thị trường, phù hợp với thực tiễn, góp phần bảo đảm quyền lợi của người có đất bị thu hồi, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 3/2/2023 về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 18, Luật Đất đai (sửa đổi), đảm bảo phù hợp với quy định, thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn TP và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đất đai được thống kê, kiểm kê, quản lý chặt chẽ; quy hoạch Thủ đô được thực hiện chất lượng, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất, thực hiện khoa học, đồng bộ quy hoạch và khả thi; nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai được hoàn chỉnh hiện đại, đồng bộ vận hành có hiệu quả. Thị trường bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất được kiểm soát, đảm bảo công bằng, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai; sự thống nhất trong nhận thức chính sách quản lý đất đai từ cơ quan quản lý và tầng lớp Nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hành động, trách nhiệm trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai bền vững.
Theo đó, đến năm 2025, TP Hà Nội hoàn thành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai theo thẩm quyền ngay sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực, phù hợp với thực tiễn Thủ đô.
Hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch Thủ đô, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất; phê duyệt kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 TP Hà Nội; điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện.
Hà Nội: Cần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường bởi dàn xe tải chở đất trên QL 21B
Hàng loạt xe tải trọng lớn chở đất gây ô nhiễm môi trường trên Quốc lộ 21B (QL21B), xe tải chở đất quá tải, cơi nới thành thùng chở đất đá hoành hành trên QL21B và địa bàn H. Mỹ Đức (Hà Nội) từ Lạc Thủy, Hòa Bình về Hà Nội khiến người dân bức xúc.
>>> Xem thêm: Hà Nội: Cần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường bởi dàn xe tải chở đất trên QL 21B
T.nh (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị