Tìn hiểu công nghệ của Nhà máy đốt rác phát điện tại Khánh Sơn (Đà Nẵng)

Tìn hiểu công nghệ của Nhà máy đốt rác phát điện tại Khánh Sơn (Đà Nẵng)

Dự án Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khánh Sơn (Thành phố Đà Nẵng) đang thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là công nghệ được đầu tư tại đây.

Với tổng vốn đầu tư hơn 2 nghìn tỷ đồng, dự án Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khánh Sơn không chỉ hứa hẹn tạo ra nguồn điện sạch mà còn là bước tiến lớn trong quá trình quản lý chất thải đô thị.

Hiện tại, dự án đã hoàn thành nhiều bước quan trọng, trong đó có việc xin ý kiến tham vấn cộng đồng dân cư và báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bước tiếp theo sẽ là thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500 và thủ tục thẩm định chiều cao thi công, dự kiêns sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý 3/2026.

Tìn hiểu công nghệ của Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khánh Sơn (Đà Nẵng)
Phối cảnh Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khánh Sơn

Có thể nói, điểm độc đáo và đáng chú ý nhất của dự án này chính là công nghệ tiên tiến được áp dụng – Công nghệ lò đốt Martin SITY2000. Đây là công nghệ được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn Martin (Đức), và chuyển giao cho Công ty TNHH Công nghiệp Môi trường Sanfeng Covanta Trùng Khánh, một liên danh giữa Convanta của Mỹ và Sanfeng của Trung Quốc.

Công nghệ này không chỉ là độc đáo vì là công nghệ đốt rác phát điện nhập khẩu đầu tiên của Trung Quốc từ nước ngoài, mà còn vì hiệu suất và tính hiện đại của nó.

Được biết, Martin SITY2000 đã được áp dụng cho hơn 200 công trình và 350 bộ lò đốt rác trên toàn cầu với 46 dự án chuyển đổi chất thải thành năng lượng được thực hiện bởi Sanfeng Covanta, bao gồm cả những dự án lớn như nhà máy điện từ chất thải ở Ma Cao, được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ.

Điều đặc biệt ấn tượng là công nghệ lò đốt ghi cơ học kiểu Martin của Đức có hiệu quả cao và rất thích hợp để xử lý chất thải đô thị với thành phần phức tạp, độ ẩm cao, nhiệt trị thấp mà không cần phân loại. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho quá trình xử lý chất thải và tạo ra nguồn năng lượng bền vững cho cộng đồng.

Dự án nhằm xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải cá biệt, chất thải nguy hại đốt được bằng công nghệ đốt phát điện hiện đại, đáp ứng nhu cầu xử lý rác của Đà Nẵng. Đồng thời, sử dụng vật liệu tái chế, xỉ của Nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện để làm vật liệu xây dựng, sản xuất gạch block không nung, cấu kiện bê tông. Ngoài ra, dự án còn tái chế dầu nhớt phế thải, cao su phế thải thành dầu đốt PO, RO…

Khi đi vào hoạt động, dự án có công suất xử lý 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày đêm; phân loại và đốt chất thải công nghiệp thông thường 350 tấn/ngày; sản xuất dầu PO thành phẩm công suất 7.068 lít/ngày; sản xuất dầu RO thành phẩm công suất 900 kg/ngày…

Dự án Nhà máy đốt chất thải rắn phát điện tại Khánh Sơn được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề rác thải của Thành phố Đà Nẵng.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích