Tìm thấy hành tinh mới có khí hậu ôn đới mát mẻ

Tìm thấy hành tinh mới có khí hậu ôn đới mát mẻ

Hải Thanh –  Thứ bảy, 06/11/2021 17:25 (GMT+7)

Một hành tinh khí cỡ nhỏ có thể mang khí hậu ôn đới mát mẻ và nước ở dạng lỏng, thứ tiềm năng cho sự sống vừa được các nhà thiên văn học phát hiện.

Các nhà khoa học dẫn đầu bởi Tiến sĩ Akihiko Fukui từ đại học Tokyo và Viện Thiên văn học Canarias đã phân tích dữ liệu của vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh TESS của NASA và một số kính thiên văn mặt đất, đã tìm ra một hệ sao mới mang tên TOI-2285 (còn được gọi là TIC 329148988), sở hữu một hành tinh khí cỡ nhỏ có khí hậu mát mẻ.

tm-img-alt
Hệ sao mới được phát hiện tên TOI-2285 sở hữu một hành tinh khí cỡ nhỏ có khí hậu mát mẻ.

Theo dữ liệu không gian Kepler của NASA đã tiết lộ dạng hành tinh này rất dồi dào trong những hệ sao khác. Thường được gọi là “Tiểu Sao Hải Vương” với kích thước nằm giữa Trái Đất và Sao Hải Vương là dạng C

Tiểu Sao Hải Vương có 2 dạng, một là nhóm hành tinh nóng hơn và nhỏ nằm quá gần sao mẹ, còn lại là hành tinh lạnh hơn và lớn hơn. Hành tinh mới thuộc dạng thứ 2. Tuy nó có vẻ nằm ngoài “vùng sinh sống” một chút, là nơi sở hữu những hành tinh đá giống Trái Đất hay Sao Hỏa và có khoảng cách vừa phải với sao mẹ. Song sự tồn tại ở mép ranh giới này kết hợp với các đặc tính riêng cho thấy Tiểu Sao Hải Vương này có thể có nước.

Hành tinh này có thể có một lớp nước bên dưới bầu khí quyển giàu hydro như Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương và bề mặt đá ngoài cùng của nó cũng có thể có nước ở dạng lỏng. Có khả năng hành tinh mới sở hữu khí hậu tương tự vùng ôn đới.

Hành tinh mới, được gọi là TOI-2285b, quay quanh sao mẹ mỗi 27,3 ngày và nhận được ánh sáng từ sao mẹ – một sao lùn đỏ – gấp 1,54 lần so với Trái Đất nhận được từ Mặt Trời. Nó có bán kính gấp 1,74 lần bán kính Trái đất và khối lượng nhỏ hơn 19,5 lần khối lượng Trái đất bởi một hành tinh khí thường có lớp dày nhất là một bầu trời đầy mây nên rất nhẹ.

Các nhà nghiên cứu kết luận: Ngôi sao chủ sáng trong vùng hồng ngoại gần khiến hành tinh này trở thành mục tiêu tuyệt vời cho các quan sát vận tốc xuyên tâm và khí quyển nhằm nâng cao hiểu biết của chúng ta về thành phần, sự hình thành và khả năng sinh sống của các hành tinh có kích thước dưới Sao Hải Vương.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích