Tìm hiểu vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc cho 600 học sinh ở Nha Trang
Tìm hiểu vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc cho 600 học sinh ở Nha Trang
Theo dõi MTĐT trên
Vi khuẩn salmonella được lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa xác định là nguyên nhân gây ngộ cho hơn 600 học sinh trường iSchool Nha Trang vào ngày 21/11.
Salmonella là vi khuẩn gì?
Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột) là một giống vi khuẩn hình que, trực khuẩn gram âm, kị khí tùy nghi không tạo bào tử, di động bằng tiên mao, sinh sống trong đường ruột, có đường kính khoảng 0,7 µm đến 1,5 µm, dài từ 2 µm đến 5 µm và có vành lông rung hình roi.
Hầu hết các loài Salmonella có thể sinh hydro sulfua. Salmonella không lên men lactose (trừ Salmonella arizona) và sucrose nhưng lên men được dulcitol, mannitol và glucose. Chúng kém chịu nhiệt nhưng chịu được một số hóa chất: brilliant green, sodium lauryl sulfate, selenite,…
Có hai loài vi khuẩn Salmonella, Salmonella bongori và Salmonella enterica.
Triệu chứng khi nhiễm khuẩn Salmonella
Các dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm khuẩn salmonella bao gồm: Tiêu chảy, đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, ớn lạnh, đau đầu, phân có máu… Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn salmonella thường kéo dài vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể kéo dài đến 10 ngày, nhưng có thể mất vài tháng trước khi ruột trở lại thói quen đại tiện bình thường.
Một số người bị nhiễm khuẩn salmonella không có triệu chứng. Hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, sốt và đau bụng trong vòng từ 8 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc. Bệnh nhân có sức đề kháng tốt sẽ hồi phục sau vài ngày đến một tuần mà không cần điều trị.
Trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể gây mất nước nghiêm trọng và bệnh nhân cần tới viện ngay lập tức. Nếu nhiễm trùng lan ra ngoài ruột, bệnh nhân cũng dễ gặp các biến chứng đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn Salmonella
Nguyên nhân nhiễm khuẩn salmonella thường do không bảo đảm an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, đặc biệt là trong các nhà bếp lớn phục vụ nhiều thực khách, bởi các chất bài tiết (nước bọt, nước tiểu, phân và nước dịch cơ thể khác) của người bệnh, ngay cả trong trường hợp bệnh chưa phát và người bệnh được xem là khỏe mạnh khi khám nghiệm lâm sàng; và động vật, đặc biệt là từ các loài bò sát không bị phát hiện nhiễm bệnh (tỷ lệ nhiễm là 90%), một mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Mặt nước bị ô nhiễm và nước tù đọng (ví dụ như trong ống vòi sen và các thiết bị truyền nước mà không được sử dụng lâu dài trước đó).
Trong quá trình làm tan thịt đông lạnh mà không bảo đảm vệ sinh (nhiều vi khuẩn có trong nước đông)
Trứng tươi sống từ gia cầm bị nhiễm khuẩn salmonella (thường là salmonella chỉ có trên vỏ trứng).
Khuẩn Salmonella cũng có thể lọt vào trong nếu vỏ trứng bị hư hay là rạn nứt, hoặc là qua tay người), thường gây ngộ độc khi ăn trứng, sản phẩm gia cầm chưa chế biến kỹ hoặc nấu chín.
Vi khuẩn này cũng có thể qua sữa chưa được tiệt trùng, cá ngừ sống, dưa chuột, cà chua, giá đỗ nhiễm khuẩn…
Salmonella có thể có mặt trong gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa… chưa được đun nấu kỹ.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn Salmonella
Rửa sạch tay (với xà bông) sau khi đi vệ sinh, thay tã, chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm chế biến (bơ, sữa, xúc xích, thịt nguội, pa-tê…) của những nơi cung ứng đáng tin cậy, có điều kiện bảo quản tốt…
Tách biệt giữa thực phẩm nấu chín và chưa nấu. Khi vận chuyển, bảo quản phải tách biệt trái cây và rau quả với thịt sống. Luôn bảo quản thức ăn chưa dùng trong tủ lạnh.
Hạn chế ăn trứng sống và chưa nấu chín, hạn chế hoặc tránh món ăn có chứa trứng sống.
Luộc chín kỹ các loại thịt, đặc biệt là thịt gà (tới khi thịt không còn đỏ hoặc màu hồng).
Không dùng sữa chưa được tiệt trùng, hay các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng khác.
Không ăn những trái cây và rau quả đã cắt sẵn và không được bảo quản lạnh.
Bảo đảm an toàn thực phẩm, sau khi chế biến những món sống phải làm sạch các dụng cụ chế biến, bếp… bằng xà bông và nước hoặc dung dịch tẩy rửa.
Không để các loài bò sát và lưỡng cư vào trong nhà có trẻ dưới 5 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Tham khảo: wiki/vinmec
Lâm Hà (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị