Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14138-1:2024 về thiết bị dù lượn

Dù lượn là thiết bị dù siêu nhẹ không có cấu trúc khung cứng, khi cất cánh và hạ cánh đều phải dùng chân, có một đai ngồi (hoặc các đai ngồi) gắn với cánh dù để treo đỡ phi công dù lượn (và có thể thêm một hành khách). 

Các dù lượn có kích cỡ khác nhau có cùng một thiết kế được coi là cùng chủng loại khi đáp ứng được các tiêu chí các kích cỡ khác nhau thu được bằng cách sử dụng hệ số tỷ lệ đồng nhất; sử dụng vật liệu giống nhau đối với tất cả các kích cỡ; các vật liệu được gia công/xử lý giống hệt nhau đối với tất cả các kích cỡ.

Dù lượn là một môn thể thao mang rất nhiều yếu tố mạo hiểm. Việc chơi dù lượn có an toàn hay không phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết và bản thân người phi công điều khiển. Vì vậy, trong khi tập luyện và chơi, đòi hỏi người chơi phải tập trung, nghiêm túc, nắm vững mọi kỹ thuật và tâm lý vững vàng để đối phó với những bất ngờ xảy đến trên bầu trời.

Ngoài ra do tốc độ gió và thời tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn của người bay vì vậy yêu cầu về độ bền tối thiểu và khả năng chịu tải tĩnh và tải động của dù lượn nên đáp ứng theo tiêu chuẩn.

Dù lượn là môn thể thao mạo hiểm. Ảnh minh họa

Tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14138-1:2024- BS EN 926-1:2015 về Thiết bị dù lượn- Dù lượn- Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử độ bền kết cấu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đã đưa ra các yêu cầu và phương pháp thử khả năng chịu tải trọng tĩnh và tải trọng động của dù lượn và xác định ngưỡng của độ bền tối thiểu cho các thiết bị dù lượn.

Các yêu cầu về tải trọng xung động tiêu chuẩn hướng dẫn khi thử nên kiểm tra bằng mắt thường, cánh dù không được có hư hại đáng kể. Tải trọng duy trì khi thử cánh dù phải duy trì theo 4.5.2.1 hoặc 4.5.2 2. Độ bền kéo đứt của dây treo thử các dây treo nếu các dây có cấu trúc giống nhau thì có thể sử dụng chung kết quả thử nghiệm. Độ bền kéo đứt tối thiểu của dây bất kỳ phải lớn hơn 200N. Cấp độ 1 được xác định là các dây dù được nối với các dây gom. Tổng độ bền sau khi thử uốn của các dây cấp độ 1 phải lớn hơn tải trọng tối đa khi bay hoặc 14000N. Đối với mỗi cấp độ, phép tính giống nhau được thực hiện. Kết quả phải lớn hơn tải trọng tối đa khi bay hoặc 14 000 N (g = 9,81 m/s2).

Các cấp độ tiếp theo của dây treo được xác định bởi mỗi điểm nối dây tiếp theo. Nếu dây được gắn trực tiếp vào cánh dù (tức là phía trên nó không có điểm nối dây), độ bền của dây cũng sẽ được sử dụng trong quá trình tính toán độ bền của từng cấp độ phía trên nó.

Lưu ý về hồ sơ sản xuất do nhà sản xuất cung cấp phải có các thông tin tên và địa chỉ của nhà sản xuất; tên và địa chỉ của người hoặc công ty cung cấp dù lượn để thử nghiệm (nếu khác với nhà sản xuất); tên của chủng loại; năm (bốn chữ số) và tháng sản xuất của mẫu thử;  tổng tải trọng tối thiểu và tối đa khi bay; các bản vẽ có kích cỡ và dung sai;

Các bản vẽ phải được cung cấp trong phụ lục của hồ sơ sản xuất. Phải minh họa rõ ràng các dây treo và cũng đưa ra hình chiếu phẳng của tất cả các bộ phận của dù lượn. Có thể cung cấp các bản về này bằng mã hoá nhị phân (miễn là định dạng có thể đọc được bằng phần mềm văn phòng chuẩn), nhưng các dây treo và hình chiếu phẳng phải là trên giấy. 

Tất cả các vật liệu được sử dụng phải được liệt kê với tên của vật liệu; tên và tài liệu tham chiếu của nhà sản xuất; cách sử dụng cụ thể của các bộ phận trong dù lượn; các đặc tính và các thử nghiệm đã thực hiện bởi nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất thực hiện trên vật liệu này.

Tiêu chuẩn này cũng nêu rõ, việc ghi nhãn không áp dụng đối với trường hợp dù lượn tuân theo TCVN 14138-2 (BS EN 926-2). Trong trường hợp dù lượn được thử nghiệm theo TCVN 14138-1 (BS EN 926-1) và không tuân theo TCVN 14138-2 (BS EN 926-2), thì sự phù hợp của dù lượn với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phải được ghi trên tem hoặc nhãn gắn cố định vào vòm dù, gồm các thông tin được cung cấp bởi nhà sản xuất.

Theo đó nội dung phải bao gồm tên của nhà sản xuất; tên của người hoặc công ty cung cấp dù lượn để thử nghiệm (nếu khác với nhà sản xuất); tên chủng loại của dù lượn; loại dù lượn. Mục này phải ghi “chỉ được thử tải”; số hiệu (kèm theo năm công bố) và tên của tiêu chuẩn này; viện dẫn đến mọi tiêu chuẩn khác mà dù lượn tuân thủ; năm (bốn chữ số) và tháng sản xuất; số seri; tổng tải trọng tối thiểu và tối đa khi bay (kg); trọng lượng của dù lượn (cánh dù, dây dù,dây gom) (kg); diện tích cánh dù (m2); số lượng dây gom; các đợt kiểm tra (tùy theo điều kiện nào đến sớm hơn); số (tháng); số (giờ bay); tên và địa chỉ của phòng thử nghiệm đã tiến hành phép thử về sự phù hợp; mã số mẫu thử được định danh đơn nhất; cảnh báo tham khảo hướng dẫn trước khi sử dụng.

 An Dương

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích