Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12469-10:2022 về giống gà chọi

Gà chọi là giống gà được nuôi để thi đấu với nhau trong các dịp lễ hội. Từ xa xưa ông bà ta đã để lại những giống gà tốt nhất, có sức khỏe tốt và sức chiến đấu cao. Gà chọi có hai loại chính là gà đòn và gà đá. Gà đòn thường được nuôi ở khu vực phía Bắc, miền Trung, có trọng lượng chừng 2,8 kg – 4,0 kg. Gà cựa thường thấy chủ yếu nuôi ở khu vực phía Nam, gà được đá có cựa nguyên hoặc là cựa bằng kim loại gắn vào chân khi cho đá với gà đối phương, trận đấu của gà cựa thường diễn ra nhanh hơn của gà đòn, gà cựa có trọng lượng nhỏ hơn thường là dưới 3,0 kg. Để có được những chú gà chọi tham chiến (những chiến kê dũng mãnh) cần chọn giống từ lúc chúng còn là gà con.

Gà con phải là những con gà nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không dị tật, mắt tròn và sáng, chân đứng vững vàng, làn da căng bóng, lông khô, sạch sẽ. Tuy nhiên, gà con được chọn chưa chắc đã là gà chiến khi trưởng thành, để chọn gà tốt hơn thì phải nuôi dưỡng gà đến khi 6 tháng tuổi và nên tuân theo các yêu cầu kỹ thuật của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12469-10:2022 về gà giống nội- phần 10 gà chọi do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố quy định yêu cầu kỹ thuật đối với gà chọi nuôi để làm giống.

Khi lựa chọn gà chọi giống nên theo tiêu chuẩn để đáp ứng được những yêu cầu. Ảnh minh họa

Theo đó về ngoại hình gà chọi nuôi để làm giống tại các thời điểm 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và 38 tuần tuổi nên đảm bảo các đặc điểm về hình dáng, màu lông, màu da, màu mỏ, màu da chân, kiểu mào tích. Ở thời điểm 8 tuần tuổi yêu cầu hình dáng gà trống phải có tầm vóc cao, thân dài, gà mái thân gọn, cao. Ở 38 tuần tuổi gà trống phải có tầm vóc cao, to, chắc khỏe, cơ phát triển, dáng tạo góc 45-60° với mặt đất, gà mái tầm vóc cao, thân gọn.

Về màu lông khi 1 ngày tuổi phải có màu vàng đậm, vàng nhạt, đen hoặc xám. Khi gà trống ở 8 tuần tuổi phải có màu đỏ tía, vàng điểm đen, trắng, đen điểm trắng. Gà mái phải có màu đen, vàng điểm đen, xám trắng hay điểm trắng. Khi gà trống ở 38 tuần đầu và cổ ít lông, lông thân có màu tía đen, vàng điểm đen, xám, đen, đuôi có màu xám hoặc xanh đen. ở gà mái lông ở đầu, cổ, thân có màu vàng điểm đẹn, xám, đen, trắng, đen điểm trắng. Đuôi có màu xám, xanh đen.

Về màu da cả gà trống và gà mái khi 1 tuần tuổi phải có màu vàng nhạt, 38 tuần có màu đỏ. Màu chân mỏ khi 1 ngày tuổi phải có màu trắng hồng, vàng, xanh nhạt hoặc xám chì. Khi 8 tuần tuổi hay 38 tuần gà trống và gà mái đều có màu vàng, vàng nhạt, trắng hay xám chì.

Kiểu mào tích ở 1 ngày tuổi có mào nụ, mào dâu số ít là mào cờ. Khi 8 tuần gà trống hay gà mái đều phải có mào nụ, mào dâu, ít mào cờ. Khi 38 tuần tuổi đều phải có mào nụ, dâu, mào cờ, tích nhỏ.

Yêu cầu về khả năng sinh trưởng của gà chọi được đánh giá bằng kích thước các chiều đo tại thời điểm sinh trưởng cụ thể theo quy định và khối lượng cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng cụ thể theo quy định như chiều dài thân của gà trống khi 8 tuần tuổi là 12-15cm, gà mái là 12-14cm. Ở 38 tuần gà trống 20-25 cm, gà mái 20-23cm. Vòng ngực của gà trống và gà mái ở 8 tuần tuổi là 19-21cm. Khi 38 tuần tuổi gà trống 35-41cm, gà mái 27-33cm. Vòng ngực gà dài thân trống 8 tuần tuổi là 1,3-1,5cm, gà mái 1,4-1,6cm. Khi 38 tuần tuổi gà trống là 1,6-1,9cm, gà mái 1,3-1,6cm.

Yêu cầu về năng suất sinh sản của gà chọi được đánh giá bằng các chỉ tiêu về sinh sản theo quy định và các chỉ tiêu về chất lượng trứng và khả năng ấp nở theo quy định cụ thể như tuổi đẻ yêu cầu từ 27-28 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ bình quân là trên hoặc bằng 18%. Năng suất trứng trên hoặc bằng 55 quả Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn trứng giống là trên 61%. Tỷ lệ chết dưới hoặc bằng 2%.

Về chất lượng trứng và khả năng ấp nở tiêu chuẩn cũng đưa ra các yêu cầu cần đảm bảo về khối lượng trứng từ 52-57gam; đường kính lớn yêu cầu từ 48-53 milimet, đường kính nhỏ từ 37-42millimet; tỷ lệ trứng có phôi trên 90%; tỷ lệ nở/phôi 81%; tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp trên 72%; tỷ lệ gà loại 1 trên 95%.

Trong quá trình lấy mẫu gà nên lấy ngẫu nhiên 10% số gà chọi trên tổng đàn (tối thiểu 30 con), lần lượt tại các thời điểm 1 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và 38 tuần tuổi (gà trưởng thành). Lấy mẫu trứng ngẫu nhiên tối thiểu 30 quả trứng gà chọi lần lượt tại các thời điểm gà đẻ ở 37 đến 38 tuần tuổi. Ngoài ra phương pháp xác định các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, năng suất sinh sản nên theo TCVN 12469 – 1 quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi – phần 1 về gia cầm.

An Dương

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích