Tiêu chuẩn ASTM cho ô trên bãi biển – giải quyết các mối nguy gây mất an toàn
Tiêu chuẩn mới (F3681) được giám sát bởi Tiểu ban ô dù thị trường của ASTM (F15.79). Theo Chủ tịch tiểu ban Bill Schermerhorn, tiêu chuẩn này được thực hiện trong vài năm và tìm cách giải quyết các mối nguy hiểm đã biết do những chiếc ô rời trên bãi biển gây ra.
Ed Quigley, một thành viên tiêu dùng của ASTM trước đây bị thương do ô rời trên biển cho biết: “Mọi người không hiểu sự nguy hiểm của những chiếc ô rời trên biển khi bị gió thổi bay. Một chiếc ô rời trên biển giống như chiếc lao có gắn một cánh buồm và có người đã tử vong vì những thứ này. Nếu chiếc ô trên bãi biển không được sử dụng với thiết bị neo phù hợp, người dùng sẽ gặp rủi ro khi xảy ra sự cố”.
Các thông số kỹ thuật trong tiêu chuẩn an toàn thiết lập yêu cầu tối thiểu để neo giữ an toàn tất cả các loại ô trên bãi biển. Các kỹ sư tham gia từ Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng kết luận, sau khi thử nghiệm rộng rãi, một chiếc ô bãi biển có đường kính 7,5 feet phải được cố định ở cột dưới cùng với lực cản 75 pound hoặc phải giữ an toàn trong điều kiện gió có tốc độ lên tới 30 dặm một giờ. Tiêu chuẩn cũng đề cập đến các yêu cầu tối thiểu đối với kích thước ô lớn hơn.
Quá trình phát triển tiêu chuẩn bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, cả nhân chứng và người sống sót sau các vụ tai nạn ô trên bãi biển. Mục đích sử dụng của tiêu chuẩn này là dành cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà quản lý an toàn, người tiêu dùng,…
Bill Schermerhorn cho biết: “Trong nhiều thập kỷ những chiếc ô trên bãi biển được thiết kế và sản xuất mà không cần đến thử nghiệm khoa học về cách neo và cố định chúng một cách an toàn trên cát. Phần lớn những chiếc ô đi biển được sử dụng ngày nay không bao gồm bất kỳ thiết bị neo nào, chúng chỉ đơn giản là bị mắc kẹt hoặc bắt vít vào cát. Tiêu chuẩn này sẽ yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp một thiết bị neo tuân thủ hoặc khuyến nghị thiết bị giúp sản phẩm của họ an toàn. Tất cả người sử dụng ô che nắng trên bãi biển, bao gồm cả các tổ chức thương mại sẽ biết thông qua việc dán nhãn xem họ có đang sử dụng sản phẩm an toàn và tuân thủ hay không”.
Hà My (biên dịch từ astm.org)