Tiết lộ mới về nguyên nhân phụ nữ sống thọ hơn nam giới

Tiết lộ mới về nguyên nhân phụ nữ sống thọ hơn nam giới
Phụ nữ thường sống thọ hơn nam giới và lý do sự khác biệt về tuổi thọ này khá phức tạp nhưng không có nghĩa là sức khỏe tốt hơn.
Với hy vọng
có thể giúp kéo dài tuổi thọ và sức khỏe tổng thể cho cả hai giới, các nhà khoa
học đang nỗ lực tìm hiểu lý do tại sao có sự khác biệt tuổi thọ giữa nam và nữ.
Dena Dubal,
bác sĩ thần kinh tại Đại học California, San Francisco, chỉ ra rằng tuổi thọ
trung bình của phụ nữ dài hơn nam giới, đây là hiện tượng phổ biến trên toàn thế
giới và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nạn đói, dịch bệnh hay tình trạng
thiếu lương thực. Hiện tượng này cũng được thấy ở hầu hết các loài động vật có
vú.
Những lý do
khiến phụ nữ có tuổi thọ cao hơn rất phức tạp, khó xác định và tuổi
thọ cao không nhất thiết có nghĩa là chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Nghiên cứu mới
nhất cho thấy gen có thể là một trong những lý do gây ra sự khác biệt về tuổi
thọ giữa nam và nữ. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm sắc thể X của
phụ nữ có thể liên quan đến tuổi thọ, nhưng cơ chế cụ thể vẫn chưa được làm rõ.
Trong một thử
nghiệm trên chuột hồi năm 2018, nhóm nghiên cứu
do Tiến sĩ Dena Dubal dẫn đầu tại Đại học California, San Francisco (Mỹ)
đã quan sát những con chuột bị biến đổi gien, có những kiểu kết hợp khác nhau về
nhiễm sắc thể giới tính và cơ quan sinh sản. Họ phát hiện những con chuột có 2
nhiễm sắc thể X và buồng trứng sống lâu nhất, tiếp theo là những con có 2 nhiễm
sắc thể X và tinh hoàn. Còn những con có nhiễm sắc thể XY có tuổi thọ ngắn hơn.
Tiến sĩ
Dubal nhận định có điều gì đó liên quan đến nhiễm sắc thể X thứ hai đã giúp chuột
tránh khỏi nguy cơ tử vong sớm, ngay cả khi chúng có tinh hoàn. Tuy các nhà
khoa học chưa kiểm tra điều này ở người, nhưng bà Dubal cho biết thực tế là con
người có cùng hoóc-môn, nhiễm sắc thể giới tính và hệ thống sinh sản tương tự
như chuột, nghĩa là những phát hiện nói trên có thể tương tự ở người.
Bên cạnh đó,
Phó Giáo sư Montserrat Anguera tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết các yếu tố
biểu sinh cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong tuổi thọ, làm gia tăng hoặc
thu hẹp sự chênh lệch tuổi thọ giữa nam và nữ. Được biết, các yếu tố biểu sinh
là các yếu tố môi trường hoặc lối sống – như khí hậu, căng thẳng tinh thần mãn
tính – có ảnh hưởng đến việc gien nào được biểu hiện và biểu hiện ra sao.
Ngoài ra, các
nhà nghiên cứu cũng đang điều tra vai trò của các hoóc-môn sinh dục đối với tuổi
thọ, đặc biệt là tác động lên hệ miễn dịch. Tiến sĩ Bérénice Benayoun tại Đại học
Nam California (Mỹ) cho biết có dữ liệu đáng tin cậy cho thấy ít nhất là trước
thời kỳ mãn kinh, hệ miễn dịch của phụ nữ có xu hướng hoạt động tốt hơn và có
khả năng phản ứng tốt hơn hệ miễn dịch của nam giới.
Nhìn chung,
nam giới phản ứng kém hơn với nhiễm trùng, khiến họ có thể bị rút ngắn tuổi thọ và cũng có nhiều khả năng tử vong vì nhiễm trùng huyết hơn.

Theo một
phân tích năm 2017, những phụ nữ mãn kinh muộn – cụ thể là sau 50 tuổi – sống
lâu hơn những người mãn kinh sớm. Khi mức nội tiết tố estrogen giảm (như trong
thời kỳ mãn kinh), hệ miễn dịch của phụ nữ suy yếu và họ có xu hướng bắt kịp
(hoặc vượt qua) nam giới trong việc dễ mắc các bệnh ít phổ biến hơn trước thời
kỳ mãn kinh.
Thói quen lối
sống cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự khác biệt về tuổi thọ giữa nam và nữ.
Kyle Bourassa, chuyên gia nghiên cứu lão khoa tại Đại học Duke, chỉ ra rằng phụ
nữ thường ít có thói quen xấu như hút thuốc hoặc uống rượu, những thói quen có
tác động lớn đến tỷ lệ tử vong.
Borassa lưu
ý rằng phụ nữ có nhiều khả năng làm những việc tốt cho sức khỏe của mình hơn,
chẳng hạn như thắt dây an toàn và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Ngoài ra,
phụ nữ có đời sống xã hội năng động hơn, giúp giảm sự cô lập xã hội và cô đơn.
Cuối cùng, giáo
sư Naoko Muramatsu tại Đại học Illinois Chicago (Mỹ), ở cấp độ xã hội rộng hơn,
các vấn đề như chiến tranh hoặc bạo lực súng đạn thường tác động đến nam giới
nhiều hơn. Trong đại dịch COVID-19, nam giới cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn phụ
nữ. Nghiên cứu cho thấy nam giới có nhiều khả năng làm những công việc dễ tiếp
xúc với virus như chế biến thực phẩm hoặc xây dựng, hoặc có nhiều khả năng sống
vô gia cư hoặc bị giam giữ – những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong.
Theo Tổng cục Dân số, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi, nhưng phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới (76,1 so với 71,1). Năm 2019, khoảng cách này là 5,3 tuổi (76,3 so với 71,0).