Tiếng khóc của nhân viên y tế sau cánh cửa phòng bệnh

Tiếng khóc của nhân viên y tế sau cánh cửa phòng bệnh

NCS.TS.BS Nguyễn Bá Phước Anh cho rằng, nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch phải đối diện với những sang chấn tâm lý cực mạnh khi chứng kiến ranh giới sống chết. Họ có thể tìm một nơi thích hợp và khóc thỏa thích trước những câu chuyện họ phải chứng kiến.

NCS. TS. Bác sĩ Nguyễn Bá Phước Anh –  Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh cho biết, khi đại dịch Covid-19 tấn công TP.HCM vào tháng 6 năm 2021, bác sĩ Hùng, một bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật lồng ngực đã chuyển sang điều trị về cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng với thời gian làm việc 80 giờ mỗi tuần trong phòng chăm sóc đặc biệt. 

Bác sĩ Hùng chia sẻ: “Chúng tôi đã làm những gì tốt nhất trong điều kiện hiện có, nhưng do căn bệnh này quá nguy hiểm, nên nhiều bệnh nhân không thể qua khỏi”.

Bác sĩ Hùng còn lo sợ rằng mình có thể lây bệnh cho hai đứa con nhỏ và vợ của mình sau mỗi lần đáo về nhà một chút vào cuối tuần. Sau này, anh không dám về nhà nữa và ở luôn tại bệnh viện.

Chính vì lo lắng rằng mình có thể bị lây nhiễm bệnh, vào một ngày cuối tháng 7, sau khi kết thúc một ca làm việc liên tục 16 giờ, anh đã gọi điện cho cha mẹ của mình ở Cần Thơ.

“Tôi không biết liệu có còn cơ hội được gặp lại họ hay không”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

Vào thời điểm đó, bác sĩ Hùng đã xuất hiện những triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau sang chấn, bao gồm cả những cơn ác mộng tái diễn. Trong một lần, anh đã chứng kiến hàng trăm bệnh nhân đang được chuyển bằng xe đẩy tới bệnh viện dã chiến của mình.

Tất cả họ mặt nhợt nhạt, tất cả đều ho, tất cả đều cần giúp đỡ và tôi thấy bất lực vì không thể giúp tất cả. Nó quá khủng khiếp”, anh giải thích.

Anh Hùng nói thêm: “Các nhân viên y tế cũng đã rất lo lắng về việc không đủ giường, không đủ máy thở. Hay bản thân họ phải chuyển sang những lĩnh vực chuyên khoa mà họ không thành thạo”.

Anh Hùng đã chứng kiến đồng nghiệp của mình chết vì Covid-19 hoặc chính anh đã phải đặt nội khí quản cho đồng nghiệp của mình. Những lúc như thế anh đã từng nghĩ đến việc mình bị suy hô hấp và người đồng nghiệp khác cũng sẽ đặt nội khí quản cho mình. Đó là những sang thương rất lớn và lặp đi lặp lại trong thời gian 3 tháng vừa qua. Và thực tế là không chỉ có bác sĩ Hùng bị sang chấn tâm lý như thế.

bspa

NCS.TS.BS Nguyễn Bá Phước Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng khoa học Tâm lý, Tâm thần và Thần kinh

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Phước Anh, trong một khảo sát được thực hiện vào mùa thu năm ngoái được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) vào tháng 5 năm nay cho thấy, có tới 36% bác sĩ tuyến đầu mắc chứng sang chấn tâm lý. Số liệu thống kê đó đã bỏ qua những người không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán nghiêm ngặt nhưng vẫn gặp phải các tác động tâm lý mạnh mẽ. Báo cáo cũng nêu rõ có khoảng 42% các y bác sĩ bị kiệt sức trong thời gian đỉnh dịch tại Mỹ.

Cơn ác mộng tái hồi

Bác sĩ Phương đang học chuyên khoa Hô Hấp chia sẻ, điều tồi tệ nhất khi nhớ lại sự kiện đau lòng ập đến với cô tại nơi làm việc xảy ra vào tháng 8 khi cô và một đồng nghiệp thảo luận về việc đặt nội khí quản cho một bệnh nhân. Đột nhiên, cô bị “trôi” vào một tình huống tương tự từ khoảng một năm trước đó.

“Tôi có cảm giác như đang gặp lại bệnh nhân trước đây của mình giống như tôi bị vây quanh bởi những bệnh nhân khác trước đó đã được đặt nội khí quản và vi rút SARS CoV – 2 xâm chiếm toàn bộ phòng hồi sức cấp cứu. Thật là kinh hoàng”, nữ bác sĩ này tâm sự.

Các triệu chứng khác của bác sĩ Phương bao gồm thêm các cơn hoảng loạn và khóc không kiểm soát.

Có bác sĩ cho biết, thấy bệnh nhân ra đi trên tay mình chỉ vì thiếu oxy, hoặc qua bao ngày nỗ lực tưởng chừng qua được nguy hiểm, chỉ cần một cơn “sốc” hô hấp, người bệnh không qua khỏi… Thậm chí, nhiều lần các y bác sĩ là những người cuối cùng tiễn đưa bệnh nhân, bởi gia đình họ chẳng còn ai. Đây là những áp lực tinh thần mà các y bác sĩ ở giữa tâm dịch thường xuyên phải đối mặt.

Nhiều y bác sĩ chia sẻ, lúc đầu anh và cộng sự rất khó ngủ, rất sợ nếu triền miên như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Nên người nọ phải động viên người kia cách giữ cân bằng tâm lý, chặn lại các mệt mỏi kéo dài.

Còn rất nhiều bệnh nhân đang chờ mình, nên hầu như các nhân viên y tế hiểu rằng họ không được gục ngã, phải cùng các đồng nghiệp nắm chặt tay nhau, tiếp sức cho nhau để giúp đưa người bệnh thoát ra khỏi lưỡi hái của tử thần, khích lệ nhau dốc hết tâm lực vì người bệnh, đó là giải pháp tinh thần giúp họ vơi bớt áp lực nặng nề.

z2828276481185_93df1b78006da5cbf8db386b19897930

Các bác sĩ phải chịu nhiều áp lực tâm lý khi điều trị Covid-19 cho bệnh nhân

Sang chấn tâm lý có thể trở nên mãn tính

Khi một người bị sang chấn tâm lý chứng bệnh có thể kéo dài trong nhiều năm. Ví dụ điển hình là hơn một thập kỷ sau vụ tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới 11/9, 27% cảnh sát chứng kiến vụ khủng bố này vẫn còn biểu hiện các triệu chứng của sự sang chấn tâm lý gây ra bởi sự kiện này.

Bác sĩ Tâm lý Nguyễn Bá Phước Anh cho rằng, để đối phó với những căng thẳng liên quan đến đại dịch, các bệnh viện trường đại học tuyến trung ương nên cung cấp các hỗ trợ sức khỏe tâm lý – tâm thần khởi đầu từ các khóa đào tạo trực tuyến về chăm sóc sức khỏe, các kỹ năng như cách nhận diện và đẩy lùi những rối nhiễu tâm lý xâm nhập cho đến các buổi trị liệu, mỗi buổi học kéo dài từ 30 phút tới 60 phút.

Bảng đánh giá căng thẳng và trầm cảm Dass 21 có thể được áp dụng trực tuyến. Sau khi nhân viên y tế tự điền và ra được kết quả nhân viên có thể nhấp vào để kết nối với sự trợ giúp. Trong số các hỗ trợ khác, các bác sĩ lâm sàng tình nguyện được đào tạo về phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng để ngăn ngừa hội chứng sau sang chấn. Có thể thành lập lên những trung tâm giải quyết tác động của Covid-19.

Một số phương pháp điều trị, bao gồm thuốc chống lo âu và liệu pháp hành vi nhận thức đã được chứng minh là hữu ích.

Ngoài ra, có những cách đối trị đơn giản hơn để ngăn ngừa sự chai sạn căng thẳng do những suy nghĩ đau buồn, các nhân viên y tế có thể tìm một nơi thích hợp và khóc thỏa thích. Việc này tưởng chừng như ngớ ngẩn nhưng có ích lợi nhất định.

Bạn cũng có thể thích