Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

(Xây dựng) – Xã Đại Dực, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh người dân sở hữu những căn nhà cổ không tháo dỡ xây dựng lại theo mốt tân thời. Mà họ trùng tu rêu phong, khéo tay chỉnh trang “biến” những căn nhà cũ ấy thành sản phẩm du lịch mới ăn khách.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới
Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới.

Xã Đại Dực ngã ba của dãy Núi Tình, có đỉnh Thông Châu cao gần 1.500m, ở đây một con gà rừng gáy cả ba huyện vùng Đông Bắc bộ cùng nghe thấy, đó là điểm giáp ranh của xã Đại Dực (Tiên Yên), xã Húc Động (Bình Liêu) và xã Quảng An (Đầm Hà). Thôn bản của Đại Dực trong 7 thung lũng rừng đại ngàn, đất đai màu mỡ, nơi hội tụ của những con suối rừng như còn hoang sơ từ mái núi Thông Châu đổ về trong mát; kéo theo đó là khí hậu trong lành, cây cối tốt tươi, nhưng đất giàu mà người chưa giàu.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoàng Việt Tùng cho biết, các hộ dân tận dụng nhà cũ làm dịch vụ du lịch là hướng phát triển kinh tế mới, trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Xã Đại Dực có 633 hộ với 2.904 khẩu, 5 dân tộc gồm Sán Chỉ, Dao, Kinh, Tày, Thái; trong đó 99,8% là đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn là đồng bào dân tộc Sán Chỉ. Diện tích đất tự nhiên là 4.631,63ha; trong đó, đất nông nghiệp 4.375,57ha chiếm 94,47 %; đất phi nông nghiệp 186,50ha chiếm 4,03 %; đất chưa sử dụng 69,56ha chiếm 1,50%.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới
Bí thư Đoàn Thanh niên xã Chíu Nhì Múi cho biết, Đoàn Thanh niên là nòng cốt tuyên truyền tiếp thị du lịch, phổ biến kiến thức giao tiếp đón khách, chế biến ẩm thực, các sắp xếp buồng phòng… để vui lòng khách đến vừa lòng khách đi.

Nghề truyền thống của địa phương là chăn nuôi, trồng trọt, khai thác vốn rừng. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hoàng Việt Tùng cho biết: 6 tháng đầu năm nay bà con nông dân trồng mới được 65ha rừng sản xuất, có 6,5ha rừng cây gỗ lớn; khai thác được 65 tấn vỏ quế, 19 tấn nhựa thông, 8.400 m3 gỗ rừng trồng. Về chăn nuôi, đàn trâu hiện có 65 con, đàn bò 16 con, lợn 301 con, dê 55 con; đàn gia cầm gồm 27.720 con gà, 5.830 con gan, 3.690 con vịt, 240 tổ ong…

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới
Du lịch cộng đồng, du lịch nhân ở xã Đại Dực từ tự phát nay đã có tổ chức hoạt động bài bản, là một ngành kinh tế trong cơ cấu thu nhập để xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Người dân xã Đại Dực sản xuất nông nghiệp thu nhập ổn định nhưng khó làm giàu. Năm 2023, tuy xã không còn hộ nghèo và còn 8 hộ cận nghèo theo tiêu chí của Trung ương. Theo quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh giai đoạn 2023-2025 xã còn 6 hộ nghèo, 27 hộ cận nghèo. Thu nhập bình quân đầu người mới được 67,7 triệu/74 triệu đồng chưa đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới
Hoạt động du lịch cộng động, du lịch nhân dân đã và đang trở thành một nghề ở khe bản của người thiểu số xã Đại Dực, Tiên Yên.

Năm 2024, Đảng ủy, UBND xã Đại Dực hoạch định chương trình thực hiện chủ đề công tác năm là “Phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, khai thác các giá trị đặc trưng của tỉnh “Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, Nhân dân hạnh phúc”, gắn với đặc điểm văn hóa truyền thống của địa phương. Trong đó, khai thác nghề nông – lâm làm nền tảng; khai thác giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác tiềm năng cảnh quan sinh thái, tiềm năng kinh tế dưới tán lá rừng mở nghề du lịch là động lực phát triển.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới
Phụ nữ dân tộc thiểu số mặc váy đá bóng, nét văn hóa riêng có của vùng Đông Bắc bộ.

Xã đã rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch phân khu phù hợp với thực tế phát triển kinh tế du lịch ở địa phương; kêu gọi các nhà đầu tư thực lực, có kinh nghiệm phát triển du lịch nhân dân, du lịch cộng đồng… hợp tác liên doanh với người dân địa phương mở nghề du lịch.

Xã Đại Dực được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan đẹp, có nhiều khe suối bắt nguồn từ trên núi cao đổ về, nước mắt lạnh mùa hè tắm rất thú vị. Đó là thác Nặm Văm cột nước dựng cao trên 30m, thác Cô Bảy cột nước cao trên 40m, thác Khe Lục Mỷ cao hơn 50m, thác Á Chu Lan cao tới trên 60m. Các cột nước trên cao đổ xuống bắt mắt các nhà hội họa, các nhiếp ảnh gia, còn gợi mở nốt nhạc hay cho nhạc sĩ từng sáng tác 200 ca khúc về Tiên Yên. Du khách dưới xuôi lên thì ngỡ ngàng được thưởng thức âm thanh kỳ diệu của núi rừng vùng Đông Bắc (Quảng Ninh).

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới
Người Sán Chỉ tại đây khôi phục vũ điệu múa Tắc Xình phục vụ du khách. Múa Tắc Xình trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Đại Dực địa mạo thiên nhiên kỳ thú, từ thác Nặm Văm ngược sườn núi độ đường khoảng 200m, trên cao hơn 400m so với mực nước biển là dãy núi mà người địa phương gọi là Núi Tình. Một cánh rừng thông già rộng trên 200ha, nền đất thoai thoải ít cỏ dại; thông khép tán trên cao dưới phủ bóng mát, còn ngan ngát hương trầm, lá kim rì rào trong gió nghe vui tai. Già làng bảo, tên Núi Tình bắt nguồn từ tích là điểm hò hẹn của trai gái các khe bản đến tuổi trưởng thành, thường đến đó hát giao duyên soóng cọ bắt chuyện làm quen để nên vợ nên chồng. Đời này qua đời khác thì núi không tên gọi là Núi Tình. Nay Núi Tình ngày hè du khách xa gần kéo đến cắm trại, thưởng thức thú vui vùng sơn khu yên tĩnh.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới
Các chương trình văn nghệ phục vụ du khách được già trẻ trong bản tán thưởng đến xem, tạo ra nét đẹp văn hóa mới trong khe bản, khu dân cư rẻo cao hẻo lánh.

Đỉnh Thông Châu “ngũ đại sơn vùng Đông Bắc” là 1 trong 5 ngọn núi cao trên 1.000m trong cánh cung Đông Triều. Đỉnh Thông Châu hình đầu ngựa chiến. Yên ngựa như một cao nguyên rộng khoảng 6ha mùa này bạt ngàn hoa sim, hóa mái, quả thanh mai rừng chín mọng; cây dương xỉ sức sống mãnh liệt xanh tươi, một phim trường tạo hóa. Cao nguyên thoáng rộng, từ đây phóng tầm mắt tới cửa biển Đầm Hà và thực mục những ngọn núi sơn khu dập dờn trong mây như sóng biển vờn cồn.

Người Sán Chỉ ở Đại Dực thần tích thất truyền chẳng rõ danh tính tiên công mở đất của dân tộc mình, chỉ biết đời trước truyền cho đời sau người dân ở rừng mà chuyên cần cấy lúa nước, không du canh du cư nên ruộng đồng quy hoạch sử dụng lâu dài be bờ trắc chắn, hệ thống mương nội đồng nước rừng tự chảy từ cánh ruộng cao xuống cánh ruộng thấp. Khi lúa chín ruộng vàng, bờ xanh hình bậc thang khiến thợ săn ảnh kéo đến rất đông.

Người dân thì “an cư lạc nghiệp” lo nơi ăn ở ổn định mới khẩn khai điền địa, canh tác nông sản, khai thác lâm sản. Nên nhà cửa xây dựng kiên cố, trường trình hoặc xây bằng gạch không nung làm bằng đất ruộng, mái lợp ngói đất sét nung cổ viên sấp viên ngửa gọi là ngói âm dương. Công trình xây dựng trắc chắn vừa chống thiên tai, vừa tránh thú dữ. Nhiều căn nhà tuổi thọ trên nửa thế kỷ như căn nhà của bà Nình Móc Mầu, nhà của ông Nình A Liềng cùng ở thôn Khe Lục.

Có nhiều du khách đã tìm đến Đại Dực để cùng hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ. Theo chân người các dịch vụ ăn nghỉ tự phát nhỏ lẻ mọc nên đáp ứng cung-cầu, đã đánh thức công tác quản lý của Đảng bộ, chính quyền cơ sở và làm thay đổi tập quán làm ăn của một bộ phận người dân mặt tiền, người dân ở gần điểm du lịch. Đặc biệt là các hộ dân đang sở hữu những căn nhà cổ, nông cụ cổ đã tích lũy giá trị văn hóa ngàn vàng nay mới biết của quý trong tay mình.

Khai thác tiềm năng du lịch của xã Đại Dực được Đảng bộ, chính quyền huyện Tiên Yên đồng tình ủng hộ, còn chỉ đạo sát địa phương coi du lịch cộng đồng là thế mạnh trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đảng ủy xã coi đó là chỗ dựa pháp lý để báo cáo quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, phát triển kinh tế dưới tán lá rừng; theo đó là kế hoạch của UBND xã trước mắt xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tại thôn Khe Lục làm thí điểm, để từng bước phát triển ra diện rộng. UBND xã đã rà soát trật tự xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, cho thuê đất thực hiện các dự án phát triển trong điểm du lịch; ban hành các quy định trong việc quản lý đất đai để phát triển du lịch không để người dân lợi dụng cơ hội, sử dụng đất sai mục đích.

UBND xã hoạch định lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch, phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, có sự tham gia của cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đổi mới nhận thức của cán bộ, nhân dân trong mục tiêu phát triển du lịch; tích cực tham gia các hoạt động tạo dựng thương hiệu du lịch của địa phương. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trong nhân dân, thành lập 1 Tổ hợp tác du lịch cộng đồng Khe Lục.

Đại Dực phát huy được sức mạnh của người dân và cộng đồng; do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác, hưởng lợi và sự hỗ trợ về chuyên môn của huyện. Thành lập tổ hợp tác du lịch và các hộ cá thể mở dịch vụ ăn uống giải khát, được tập huấn kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp đón khách, bếp núc chế biến ẩm thực phục vụ ăn uống, buồng phòng… Mở dịch vụ thảo dược ngâm chân, thư giãn cổ truyền đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Bí thư Đoàn Thanh niên xã Đại Dực Chíu Nhì Múi cho biết, Đoàn Thanh niên là nòng cốt tuyên truyền tiếp thị du lịch, thành lập đội văn nghệ Sóong cọ, múa tắc xình, khôi phục nhạc cụ truyền thống như kèn lá, đàn ống tre… những vũ điệu, nhạc khí của người Sán Chỉ. Phát triển du lịch không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, truyền thống văn hóa bản địa và thực hiện nếp sống văn minh, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu.

Vận động toàn thế nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng; từng hộ dân có ý thức dọn dẹp vệ sinh khu vực trước nhà; sắp xếp nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng. Nâng cao ý thức tự tôn bản sắc văn hóa dân tộc mình, từ trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán nghi lễ cổ truyền.

Trồng các loại cây quả đặc sản địa phương như: Khoai sọ, ngô, lạc; nuôi các loại con sản phẩm thương hiệu như gà Tiên Yên, ngan đen, cá suối nước lạnh; chế biến các loại thịt gia súc như thịt lợn gác bếp, thịt trâu khô, măng khô, nấm khô… thực phẩm truyền thống của địa phương.

Xã xác định trọng tâm là vận động từ 3-5 hộ dân sinh sống tập trung, cải tạo nhà ở thành các điểm lưu trú (homestay) tại khu Nà Mó, thôn Khe Lục. Vận động các hộ gia đình sửa chữa, cải tạo khu vực nhà chính, khu vực sân, vườn, chuồng trại chăn nuôi; bổ sung thêm các cây xanh, cây hoa tạo cảnh quan, không gian tạo nét riêng cho từng nhà. Xây dựng mới khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm tiên tiến đảm bảo vệ sinh. Huy động nguồn lực ngoài ngân sách xây dựng mới một số ngôi nhà theo phong cách truyền thống cổ điển nhà bằng đất, lợp ngói âm dương cơ bản cải tạo lại các nhà bằng đất cũ thành điểm vui chơi, nghỉ dưỡng, chụp ảnh thực cảnh. Tức biến nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới, để người dân có thu nhập ngay chính căn nhà ở của mình.

Một số hình ảnh cảnh quan du lịch ở xã Đại Dực:

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Du khách từ trên cao có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh mây vờn núi ở vùng rừng Đông Bắc bộ.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Nhiều nhiếp ảnh gia thành danh nhờ những thửa ruộng bậc thang ở Đại Dực.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Người Sán Chỉ có nét văn hóa ai muốn lấy gái bản làm vợ, thì phải nhận một người trong bản làm cha nuôi (làm tin). Mà gái ở vùng núi khí hậu mát mẻ tuổi độ trăng tròn ai cũng trắng trẻo xinh đẹp, lại nết na khéo việc nhà, giỏi đồng áng. Nhiều người trung tuổi, bỗng có trai tài tìm đến nhận làm bố.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Nhiều hộ gia đình ở thôn Khe Lục chỉnh trang nhà cửa, bố trí nơi ăn chỗ nghỉ bình dân cho khách du lịch theo kiểu homestay.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Bà Nình Móc Mầu, 76 tuổi chủ nhân căn nhà có niên đại trên nửa thế kỷ ở thôn Khe Lục. Nhiều du khách đến thăm quan công trình xây dựng cổ và mua sản phẩm đan thủ công do chính tay bà Mầu đan móc ra, có thu nhập ngay chính trong căn nhà ở của mình.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Du khách được chiêm ngưỡng những con đường liên gia, liền bản có niên đại hàng trăm năm, được xây dựng bằng nghị lực của người dân thiểu số vùng núi cao hẻo lánh.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Những đồ gia dụng xưa cũ, nay trở thành sản phẩm du lịch mới.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Nông cụ tưởng bỏ đi, không ngờ lại kết tinh các giá trị văn hóa của nền văn minh lúa nước ở vùng cao Việt Nam.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Xã Đại Dực “biến” nhà cũ thành sản phẩm du lịch mới

Một trong bảy thôn bản của xã Đại Dực vùng cao của huyện Tiên Yên.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích