Tiền Giang: Tuyên truyền, vận động, nhân rộng mô hình “Xử lý rác thải tại Việt Nam”

Tiền Giang: Tuyên truyền, vận động, nhân rộng mô hình “Xử lý rác thải tại Việt Nam”

Hoạt động này giúp hội viên, nông dân nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong 2 ngày 21 và 22-8, Ban Quản lý Dự án Xử lý rác thải thuộc Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động, nhân rộng mô hình “Xử lý rác thải tại Việt Nam”, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Dự án).

tm-img-alt
Quang cảnh hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu là hội viên, nông dân và đại diện lãnh đạo các Hội Nông dân xã trên địa bàn huyện Châu Thành tham dự, nghe báo cáo kết quả thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua. Theo đó, báo cáo viên đã truyền đạt các kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi, ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng tại ruộng…

Trên đây là những kỹ thuật khá đơn giản, dễ làm, thân thiện với môi trường. Người nông dân có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch để lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi, ủ phân hữu cơ từ rơm rạ, phụ phẩm cây trồng ngay tại ruộng; nuôi sâu canxi, nuôi trùn quế bằng phân heo, trâu, bò, gà và thức ăn thừa…

Đồng thời, các đại biểu còn nghe giới thiệu các mô hình hay của hội viên tham gia Dự án; những điểm mới trong cách thức triển khai và phương pháp vận động, tuyên truyền Dự án trên địa bàn tỉnh. Đề ra các giải pháp tuyên truyền, nhân rộng các mô hình xử lý rác thải trên địa bàn huyện Châu Thành.

Đây là dịp để hội viên, nông dân hiểu và nhân rộng Dự án, nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; từng bước giải quyết một cách cơ bản việc lãng phí thức ăn dư thừa, chất thải chăn nuôi, giảm thiểu lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình về chuyển đổi chất thải thành nguồn thức ăn dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho hội viên, nông dân.

Ngọc Anh (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích