Tiền Giang phát hiện cơ sở kinh doanh bán gạo giả mạo nhãn hiệu
Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang kiểm tra đột xuất đối với 01 cơ sở kinh doanh gạo ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang buôn bán gạo hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định. Ngoài ra, tại đây có 1,5 tấn gạo dẻo, thơm các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hàng hóa và giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tổng thể đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam. Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ toàn bộ hàng hóa nêu trên để tiếp tục xử lý.
Trước đó, Đội QLTT số 1 lập Biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh này, tuy nhiên, sau quá trình theo dõi, kiểm tra, cơ sở này vẫn tiếp tục vi phạm, Vì vậy, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm với tổng số tiền 60.000.000 đồng. Hành vi vi phạm là không đăng ký thành lập hộ kinh doanh; buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa; hàng giả mạo nhãn hiệu. Bên cạnh hình thức phạt tiền, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm với trị giá gần 25.000.000 đồng.
Lực lượng chức năng kiểm tra số gạo giả mạo nhãn hiệu
Theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định: Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa; bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Mọi hành vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy, quần áo giả nhãn hiệu chính là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; các hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu: Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định: Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này; Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.
Liên quan đến tiêu chuẩn về gạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã ban hành TCVN 11888:2017 – Gạo trắng Tiêu chuẩn này không áp dụng cho gạo nếp (glutinous rice) và các loại gạo thơm trắng thuộc giống lúa thơm của loài Oryza sativa L và các sản phẩm được chế biến từ gạo.
Gạo trắng được phân thành các hạng chất lượng nêu như sau:
– 100 % loại A;
– 100 % loại B;
– 5 %; 10 %, 15 %, 20 % và 25 %.
Các chỉ tiêu cảm quan của gạo trắng được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan
Tên chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Màu sắc |
Màu trắng đặc trưng cho từng giống |
2. Mùi, vị |
Mùi đặc trưng cho từng giống, không có mùi, vị lạ |
3. Côn trùng sống nhìn thấy bằng mắt thường |
Không được có |
Bảo Linh