Tiềm năng phát triển thành phố vịnh du thuyền tại Việt Nam
Tại Việt Nam, khi ngành du thuyền đang trên đà phát triển, những dự án bất động sản tích hợp bến du thuyền cũng trở nên phổ biến và trở thành lợi thế để thu hút khách đầu tư.
Nghiên cứu của Hiệp hội du lịch tàu biển quốc tế (CLIA) chỉ ra, Việt Nam đứng thứ 4 châu Á về số lượng du thuyền ghé thăm, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Năm 2019, chiếc Aviva trị giá 150 triệu USD của tỷ phú người Anh Joe Lewis từng neo trên sông Hậu (Cần Thơ) hay chiếc siêu du thuyền Spectrum of the Seas trị giá 940 triệu USD chở hơn 5.700 du khách cũng từng cập cảng Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Năm 2021, Việt Nam được công nhận là “Điểm đến du thuyền trên sông tốt nhất châu Á” do ban tổ chức giải thưởng “Du thuyền thế giới” (World Cruise Awards – WCA) công bố.
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng để phát triển ngành thương mại du thuyền. Nhờ lợi thế tự nhiên là đường bờ biển dài trên 3.200km, Việt Nam xếp thứ 32 về chiều dài đường bờ biển trên tổng số 156 quốc gia có biển trên thế giới. Với du khách nước ngoài, Việt Nam là điểm du lịch hấp dẫn với hàng loạt bãi biển nổi tiếng và nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Bên cạnh đó, khí hậu nhiệt đới ôn hòa quanh năm cũng thích hợp để thưởng lãm và trải nghiệm các hoạt động trên biển.
Đón đầu cơ hội hình thành thành phố vịnh du thuyền
Trước tiềm năng phát triển của ngành du thuyền, nhiều thành phố lớn ven biển cũng lên kế hoạch tận dụng điều kiện sẵn có và đẩy mạnh đầu tư thêm cơ sở hạ tầng với mục tiêu xây dựng những thành phố vịnh du thuyền, thu hút giới thượng lưu thế giới.
Tiêu biểu, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ở Quảng Ninh từng đón nhiều du thuyền sang chảnh của giới thượng lưu. Trong khi đó, TP. Đà Nẵng đang tham vấn lấy ý kiến dự thảo đề án phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền, với định hướng trong tương lai sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Theo đề án, giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến 2045, TP. Đà Nẵng sẽ ưu tiên đầu tư 19 dự án công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền. Dự kiến, giai đoạn 2025 – 2030, TP. Đà Nẵng sẽ cơ bản hoàn thiện đầu tư hạ tầng bến du thuyền quốc tế và nội địa, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền.
Với lợi thế bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp và điểm tham quan, du lịch nổi tiếng, Bình Thuận cũng quy hoạch đầu tư 23 bến du thuyền tại 7 thành phố, huyện, thị xã. Trong đó, TP. Phan Thiết có 8 bến du thuyền. Riêng dự án NovaWorld Phan Thiet xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết có diện tích 1.000ha, chiều dài mặt biển là 7km nên sẽ được quy hoạch bến du thuyền sầm uất, định hướng trở thành Siêu thành phố biển – Du lịch – Sức khỏe gắn với các hoạt động thể thao biển.
Giới chuyên gia đánh giá, những quy hoạch này sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của giới thượng lưu trên thế giới và những thành phố vịnh du thuyền sẽ ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Bến du thuyền tăng giá trị bất động sản
Ngoài phát triển du lịch, bến du thuyền còn là “át chủ bài” làm gia tăng giá trị cho các dự án bất động sản đi kèm. Trên thế giới, nhiều dự án bất động sản tích hợp bến du thuyền cũng không ngừng tăng giá theo thời gian.
Tờ Miami Herald cho hay, tính tới tháng 2/2021, số giao dịch bất động sản nhà ở tại quận ven biển Miami – Dade (Florida, Mỹ) tăng 33,5% mỗi năm. Những khu phức hợp sở hữu bến du thuyền như Marina City, Marina del Rey (California) luôn có giá cao hơn so với các dự án khác trên thị trường.
Xu hướng này cũng ngày càng phổ biến ở Việt Nam khi ngành du thuyền đang trên đà phát triển. Những dự án bất động sản tích hợp bến du thuyền cũng trở nên phổ biến và trở thành lợi thế để thu hút khách hàng và nhà đầu tư. Ngoài tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai, bất động sản sở hữu bến du thuyền còn được người giàu Việt đánh giá cao bởi tính riêng tư, khẳng định vị thế của chủ nhân và kiến tạo nên một phong cách sống thượng.
Gần đây, giới đầu tư đang dành nhiều sự quan tâm tới dự án Thành phố Vịnh du thuyền NovaWorld Mui Ne – Marina City tại “thủ phủ resort” Mũi Né vừa mới ra mắt. Theo thông tin chính thức, dự án này có quy mô gần 800ha trong đó 80ha dành cho quy hoạch bến du thuyền quốc tế trải dài trên 1,4km bờ biển. Khi hoàn thành, nơi đây có khả năng neo đậu lên tới 1.000 du thuyền. Nhắm đến mục tiêu là giới thượng lưu ưa thích lối sống du thuyền, nhà phát triển dự án kỳ vọng kiến tạo nên một thành phố Vịnh du thuyền với cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng hệ thống tiện ích cao cấp, đồng bộ. Với vị trí vàng chỉ cách sân bay Phan Thiết 10 phút đi xe, nơi đây sẽ là “bến đậu” mới của giới tinh hoa trên khắp thế giới, trở thành một điểm đến mới hàng đầu của khu vực châu Á.
Giới chuyên gia đánh giá, việc xây dựng vịnh du thuyền là lợi thế giúp dự án thu hút khách hàng đồng thời gia tăng giá trị bất động sản. Trong tương lai, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, bến du thuyền quy mô tại Marina City – NovaWorld Mui Ne được kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt ngành thương mại du thuyền Việt Nam./.