Thuỷ Nguyên Hải Phòng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Thuỷ Nguyên Hải Phòng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Giai đoạn 2018 – 2023, huyện Thủy Nguyên đã thực hiện sáp nhập, giảm 13 đơn vị sự nghiệp; đồng thời đã chỉ đạo rà soát, kiện toàn, tinh gọn các tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xác định vị trí việc làm một cách khoa học, sát thực tế.

Chiều 29/2, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố do Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân thực hiện giám sát Chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập huyện Thuỷ Nguyên, giai đoạn 2018 – 2023.

tm-img-alt
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh https://haiphong.gov.vn/

Trong giai đoạn 2018 – 2023, huyện Thủy Nguyên đã thực hiện sắp xếp, sáp nhập, giảm 13 đơn vị sự nghiệp (gồm 7 trường học và 6 đơn vị sự nghiệp). Số biên chế tại các đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên năm 2023 so với năm 2015 giảm 96 người, đạt 2,23%. Đồng thời đã chỉ đạo rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các tổ chức gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức; xác định vị trí việc làm một cách khoa học, sát thực tế. 

Tuy nhiên, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chủ trương lớn, thực hiện khó khăn, phức tạp và nhạy cảm liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là liên quan đến công tác nhân sự, do đó cần phải có thời gian, lộ trình và phải có sự hướng dẫn cụ thể của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, ngành. Năng lực tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập còn nhiều hạn chế, nguồn thu sự nghiệp ít và phát triển chậm, chủ yếu dựa vào nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước. 

tm-img-alt
Chủ tịch UBND huyện Thuỷ Nguyên Nguyễn Huy Hoàng phát biểu tại cuộc làm việc.Ảnh https://haiphong.gov.vn/

Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ thực tiễn tại địa phương, UBND huyện đề xuất, kiến nghị một số nội dung: Đối với huyện Thủy Nguyên khi sắp xếp đơn vị hành chính để thành lập thành phố, có thể phải thực hiện sắp xếp đơn vị sự nghiệp giáo dục, do đó đề xuất có cơ chế chính sách cụ thể để giải quyết dôi dư đối với đội ngũ viên chức quản lý. 

Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục đề nghị tăng cường chỉ tiêu đào tạo sinh viên ngành sư phạm, giao quyền chủ động tuyển sinh cho các trường sư phạm ở các địa phương để chủ động nguồn, chính sách hỗ trợ. Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế đề nghị tiếp tục thực hiện hỗ trợ mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở theo Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 15/02/2023 của Chính phủ. Đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng đề nghị sửa đổi điều 14, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ đối với đơn vị sự nghiệp Nhóm I cho phép tự chủ mức trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

tm-img-alt
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng- Lã Thanh Tân tiếp thu các ý kiến của huyện Thuỷ Nguyên. Ảnh https://haiphong.gov.vn/

Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân đánh giá UBND huyện Thủy Nguyên đã chủ động trong công tác cung cấp thông tin cho Đoàn giám sát. Theo đó thời gian tới, huyện cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời sớm hoàn thiện báo cáo để Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố tổng hợp trình Quốc hội ./.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích