Thực hiện Lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng

Thực hiện Lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng

Hải Bình –  Thứ năm, 09/03/2023 07:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các cơ quan Bộ Xây dựng sẽ triển khai 61 nhiệm vụ cụ thể, trong đó có việc xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM)…

Mới đây, Bộ Xây dựng đã phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của cơ quan Bộ Xây dựng năm 2023 tại Quyết định số 119/QĐ-BXD ngày 28/02/2023, với mục tiêu hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông minh và tiên tiến, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, xây dựng và triển khai các cơ sở dữ liệu tập trung, cơ sở dữ liệu quốc gia, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được nhu cầu làm chủ công nghệ.

Theo kế hoạch, 100% các văn bản thực hiện dưới dạng văn bản điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử; 90% các văn bản thực hiện dưới dạng điện tử thông qua hệ thống kênh truyền số liệu riêng; tối thiểu 90% hồ sơ công việc tại Bộ Xây dựng được xử lý trên môi trường mạng; 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thư điện tử công vụ, tham gia lớp nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kỹ năng chuyển đổi số…

100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của Bộ Xây dựng từ trung ương đến địa phương; Tối thiểu từ 60% hồ sơ trên Hệ thống giải quyết Thủ tục hành chính trực tuyến Bộ Xây dựng được giải quyết; Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến.

tm-img-alt
Cơ sở dữ liệu sử dụng thống nhất trong toàn vòng đời công trình.

Bộ Xây dựng xác định một số nhiệm vụ cụ thể về nhận thức số nhân ngày Chuyển đổi số; chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số; sử dụng Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo.

Bộ Xây dựng cũng triển khai thực hiện thể chế số, hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, nhân lực số, Chính phủ số và một số nhiệm vụ khác.

Đối với an toàn thông tin mạng, thực hiện bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; có nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng; có trang thiết bị, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng; có kế hoạch nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin…

Danh mục các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Bộ Xây dựng năm 2023 gồm 9 nhóm nhiệm vụ với tổng số 61 nhiệm vụ cụ thể.

Riêng đối với nhóm nhiệm vụ về thể chế số, gồm 8 nhiệm vụ như: Hoàn thành xây dựng Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng và trình Chính phủ ban hành năm 2023, do Cục QLHĐXD chủ trì thực hiện.

Cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính phủ số Bộ Xây dựng; Xây dựng, ban hành, thường xuyên rà soát, cập nhật các kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc năm 2023; Xây dựng và ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số Bộ Xây dựng năm 2024; Rà soát và xây dựng dự thảo, trình ban hành danh mục dịch vụ công toàn trình và một phần của Bộ Xây dựng, do Trung tâm Thông tin Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện.

Cập nhật và điều chỉnh quy định, quy trình giải quyết TTHC nội bộ do Các đơn vị trực thuộc Bộ tham gia giải quyết TTHC thực hiện.

Xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, do Viện Kinh tế Xây dựng thực hiện.

Xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia làm cơ sở áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng, do Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam thực hiện.

Theo Bộ Xây dựng, việc áp dụng BIM đã góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng của công tác thiết kế, thi công xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng như: Giảm thiểu việc sửa chữa, điều chỉnh thiết kế kéo theo tiết kiệm đáng kể chi phí vật tư, vật liệu, nhân công lao động, xe máy thi công và góp phần giảm chi phí của dự án, mức tiết kiệm chi phí của dự án – chi phí quy đổi đến 12% chi phí xây dựng của dự án; rút ngắn thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi mức độ giảm khoảng từ 17 – 22% thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi; rút ngắn thời gian thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở mức độ giảm từ 15 – 35% thời gian thiết kế; Giảm yêu cầu sửa đổi do sự không phù hợp của thiết kế; rút ngắn thời gian thi công xây dựng từ 12 – 15% so với tiến độ được duyệt.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích