Thủ đô Tokyo muốn xóa toàn bộ các khu nhà gỗ cũ

Thủ đô Tokyo muốn xóa toàn bộ các khu nhà gỗ cũ

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, chính quyền thành phố Tokyo đang nỗ lực xóa bỏ toàn bộ các khu vực tập trung có nhiều nhà gỗ cũ đến năm 2040 nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra một trận động đất lớn.

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, chính quyền thành phố Tokyo đang nỗ lực xóa bỏ toàn bộ các khu vực tập trung có nhiều nhà gỗ cũ đến năm 2040 nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra một trận động đất lớn.

Thủ đô Tokyo muốn xóa toàn bộ các khu nhà gỗ cũ
Một khu vực tập trung dày đặc các nhà gỗ cũ ở quận Higashi-Ikebukuro, Tokuo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Tính đến năm 2020, Tokyo có khoảng 8.600ha diện tích tập trung các nhà gỗ cũ. Các khu vực này dự kiến sẽ bị thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra động đất lớn. Trong trận động đất lớn làm rung chuyển Tokyo và các vùng lân cận cách đây một thế kỷ, khoảng 92.000 người đã thiệt mạng trong đám cháy bùng phát ở những khu vực tập trung nhiều nhà gỗ cũ.

Khi trung tâm Tokyo được xây dựng lại sau trận động đất năm 1923, những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa và công nhân tái thiết đã xây dựng nhà ở các khu vực xung quanh, nguồn gốc của các khu vực tập trung nhiều ngôi nhà gỗ cũ hiện nay.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chính quyền thủ đô đã lên kế hoạch tái phát triển quy mô lớn, bao gồm cả những khu vực có nhiều nhà gỗ. Tuy nhiên, nỗ lực này hầu như đã bị bỏ dở do khó khăn về kinh phí.

Kể từ năm 2013, chính quyền thành phố đã tích cực thúc đẩy việc xây dựng lại những ngôi nhà gỗ cũ bằng cách dành ưu đãi như trợ cấp và giảm thuế cho các khu vực được chỉ định, nơi cần có những nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ.

Nhờ những nỗ lực đó, quy mô các khu vực chật chội với những ngôi nhà gỗ ở Tokyo đã giảm từ khoảng 24.000 ha vào năm 1996 xuống còn khoảng 8.600 ha vào năm 2020. Ở những khu vực này, đường sá chật hẹp và quyền sử dụng đất rất phức tạp, gây khó khăn cho việc xây dựng lại nhà cửa, mở rộng đường sá.

Tính đến cuối năm tài chính 2022, trên toàn nước Nhật có 1.875 ha đô thị có nguy cơ cao bị hỏa hoạn trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc khó sơ tán do đường sá chật hẹp, mặc dù đã giảm so với 5.745 ha trong năm tài chính 2012.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích