Thịt bảo quản đông lạnh được bao lâu?
Thịt bảo quản đông lạnh được bao lâu?
Các loại thịt (bò, heo, gà,…) đã cấp đông được vài tháng hay thậm chí là cả năm có bị hư hỏng và phải loại bỏ hay không? Cùng xem qua một số hướng dẫn dưới đây:
Đông lạnh là một cách hiệu quả để duy trì giá trị dinh dưỡng, chất lượng và hương vị của nhiều loại thực phẩm. Thời gian lưu trữ phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ bảo quản, loại thịt, dạng sống hoặc đã qua chế biến và thịt ở dạng nguyên tảng hay đã xay nhuyễn.
Thông thường, thịt sống nguyên tảng nếu giữ ở nhiệt độ dưới -18 độ ổn định thì có thể lưu trữ 6-12 tháng; đối với dạng thịt xay, hoặc đã tẩm ướp, nấu chín có thể lưu trữ từ 1-3 tháng.
Để đảm bảo không sinh độc tố, cần giữ nhiệt độ ổn định, không tái cấp đông lại nhiều lần, sơ chế sạch sẽ, khô ráo, chia vào từng hộp, túi đựng thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh; phân chia giữa thịt sống, chín trong các ngăn lưu trữ riêng.
Dù việc đông lạnh thịt đã trở thành cách bảo quản thực phẩm phổ biến nhằm tránh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, làm hư thực phẩm. Tuy nhiên, chất lượng và hương vị của thịt có thể không còn đảm bảo.
Ngoài ra, nếu thịt được đông lạnh lớn hơn -18 độ C sẽ dễ bị biến đổi chất và gây hại không nhỏ cho sức khỏe khi ăn vào cơ thể.
Đồng thời, thói quen tích trữ thịt đông lạnh lâu ngày dễ gây hại cho sức khoẻ. Khi sử dụng sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa do chất đạm và chất béo của thịt sẽ bị oxy hóa dần và biến chất. Dùng loại thịt này còn gây hại hệ tiêu hóa nếu thịt đã bị hỏng do trữ quá lâu gây ra các triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, đau dạ dày sau khi ăn thịt. Ăn thịt đông lạnh còn tăng nguy cơ ung thư do một số lượng lớn vi khuẩn, virus được sinh ra trong quá trình đông lạnh sẽ làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), độ tươi ngon của thực phẩm tuỳ thuộc vào khoảng thời gian đông lạnh. Có loại thịt có thể để trong ngăn đông một năm vẫn sử dụng được nhưng một số loại thịt chỉ có thể lưu giữ được vài tuần hoặc vài tháng.
Những thông tin về giới hạn trữ lạnh thực phẩm trên nhãn là có ích cho việc đảm bảo về độ tươi ngon của thực phẩm nói chung và thịt nói riêng.
USDA giải thích đông lạnh thịt hay thực phẩm là hình thức bảo quản an toàn bởi nhiệt độ âm sẽ làm chậm quá trình vận động, chuyển hóa của vi khuẩn, làm ngưng hoặc làm chậm lại, ngăn chặn sự tiến triển của vi sinh, nấm men và nấm mốc. Do đó, thịt hoặc thực phẩm sẽ được bảo quản lâu hơn và an toàn hơn.
Một lưu ý là khi bị rã đông, các vi sinh vật này có thể hoạt động trở lại. Do vậy, chỉ nên rã đông những phần dùng đến, tránh rã đông toàn bộ rồi lại bỏ phần thừa vào ngăn đông.
Sau đây là bảng thời gian bảo quản thực phẩm trong ngăn đông mà USDA cung cấp:
Nếu các thực phẩm ở bảng trên chưa khớp với loại thực phẩm của bạn, USDA nêu ra 2 cách để giúp bạn kiểm soát chất lượng sản phẩm:
Thứ nhất: kiểm tra mùi thực phẩm. Một số loại thực phẩm, đặc biệt là thịt,phát ra mùi ôi thiu khi bị đông lạnh quá lâu. Khi đó, bạn nên loại bỏ ngay lập tức.
Thứ hai: một số thực phẩm sau quá trình được bảo quản đông lạnh thì nhìn không còn ngon mắt như lúc đầu hay không còn tươi ngon như lúc mới mua, mặc dù vẫn còn ăn được. Trong trường hợp này bạn cũng nên xem xét việc mua thực phẩm mới tươi ngon và đầy đủ dưỡng chất hơn.
Duy Anh (T/h)
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị