“Thiên đường thu nhỏ” giữa lòng Cố đô Huế

Nhà vườn An Hiên được xem là ngôi nhà vườn mẫu mực của xứ Huế. Vườn hoa thơm trái ngọt, không khí trong lành nơi đây hấp dẫn nhiều du khách về khám phá, trải nghiệm văn hóa đất cố đô.

thien duong thu nho giua long co do hue

Từ TP Huế, đi dọc theo bờ bắc sông Hương, hướng về Kim Long, ngôi nhà vườn An Hiên nằm trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, hướng mặt ra sông, gần danh thắng chùa Thiên Mụ.

thien duong thu nho giua long co do hue

Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ đến di sản, đền đài lăng tẩm và không thể quên được nhà vườn – một trong những điểm đến nổi tiếng mà ai từng bước chân đến du khách sẽ rất khó quên.

thien duong thu nho giua long co do hue

Nhà vườn An Hiên nổi tiếng bởi câu chuyện lịch sử tạo nên tiếng tăm cho đến vị chủ nhân và những tác phẩm viết về nó. Nhà vườn được dựng vào cuối thế kỷ 19 bởi chủ nhân Phạm Đăng Thập – một vị quan dưới triều Nguyễn.

thien duong thu nho giua long co do hue

Cũng như phần nhiều kiến trúc những ngôi nhà vườn Huế, nhà vườn An Hiên được kiến tạo với rất nhiều hạng mục. Ngôi nhà rường được làm bằng gỗ nằm chính giữa, thiết kế phong thủy với tả – hữu, tiền – hậu đều có vật che chắn.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đi từ cổng vào đến nhà, du khách như lạc vào không gian thiên nhiên thơ mộng, với vườn cây xum xuê, xanh ngát hai bên lối đi.

thien duong thu nho giua long co do hue

Theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên, nhà vườn An Hiên chẳng khác gì một tác phẩm nghệ thuật.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đến năm 1934, nhà vườn An Hiên được quan tuần phủ Nguyễn Đình Chi mua lại làm nơi sinh sống của gia đình mình. Khi ông qua đời, vợ là bà Đào Thị Xuân Yến vẫn tiếp tục sống và dày công kiến tạo khu vườn mang đặc trưng xứ Huế.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đến năm 1934, nhà vườn An Hiên được quan tuần phủ Nguyễn Đình Chi mua lại làm nơi sinh sống của gia đình mình. Khi ông qua đời, vợ là bà Đào Thị Xuân Yến vẫn tiếp tục sống và dày công kiến tạo khu vườn mang đặc trưng xứ Huế.

thien duong thu nho giua long co do hue

Năm 1997, bà Xuân Yến qua đời, những người thừa kế ở xa nên ngôi nhà vườn cứ thế xuống cấp, hư hỏng, nhiều hiện vật quý giá bị lưu lạc trước sự tiếc nuối của nhiều người.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đến năm 2018, người thân trong gia đình quyết định chuyển nhượng nhà vườn An Hiên lại cho một công ty có trụ sở ở Hà Nội. Công ty này quyết định phục hồi nguyên trạng các hạng mục đã xuống cấp, bảo tồn không gian kiến trúc nhà vườn đặc trưng ở đất cố đô Huế.

thien duong thu nho giua long co do hue
thien duong thu nho giua long co do hue

Bên trong căn nhà có nhiều kỷ vật quý của cung đình.

thien duong thu nho giua long co do hue
thien duong thu nho giua long co do hue
thien duong thu nho giua long co do hue

Nhiều hiện vật từng thất lạc trước đó đã được chủ nhân mới tìm lại, đưa về trang trí bên trong ngôi nhà.

thien duong thu nho giua long co do hue

Bên ngoài vườn, những loài cây như bạch mai, trà mi, thanh trà, hồng nhờ bàn tay chăm sóc của con người cũng trở nên tươi tốt, rợp bóng mát, cho hoa thơm, quả ngọt.

thien duong thu nho giua long co do hue

Nhà vườn An Hiên là địa điểm thu hút đông đảo những người trẻ đến tham quan trong những năm trở lại đây.

“Tôi biết đến nhà vườn An Hiên từ bộ phim ‘Em và Trịnh’. Có dịp đến Huế, tôi tìm ngay đến đây để tham quan ngôi nhà vườn cổ kính này”, Yến Nhi (21 tuổi) chia sẻ.

thien duong thu nho giua long co do hue

Đại diện công ty sở hữu nhà vườn khẳng định với nhà vườn An Hiên, đơn vị không đặt nặng doanh thu mà muốn bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử hiếm có của không gian kiến trúc này.

thien duong thu nho giua long co do hue

Nhờ thế, ngôi nhà vườn mẫu mực xứ Huế không chỉ trở thành điểm dừng chân nổi tiếng mà còn là một điểm nhấn trên bản đồ du lịch khi được nhiều đạo diễn, các nhà làm phim chọn làm bối cảnh cho những cảnh quay thơ mộng, trầm lặng rất Huế.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích