Thành phố Thái Bình: Định hướng phát triển không gian đô thị chú trọng quy hoạch giao và thiết chế quản lý

(Xây dựng) – Thành phố Thái Bình vừa tổ chức Hội nghị ý kiến đóng góp về định hướng phát triển không gian đô thị thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

thanh pho thai binh dinh huong phat trien khong gian do thi chu trong quy hoach giao va thiet che quan ly
Ông Hoàng Văn Thành – ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Thái Bình chủ trì hội nghị ý kiến đóng góp về định hướng phát triển không gian đô thị thành phố.

Sau khi nghe lãnh đạo thành phố Thái Bình đã thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Thái Bình thời gian qua, định hướng phát triển đô thị thời gian tới. Báo cáo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đường Hai Bà Trưng, nút thắt giao thông Phúc Khánh, thành phố Thái Bình.

Trên cơ sở 12 phân khu trong quy hoạch thành phố Thái Bình, các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh đang cư trú tại thành phố Thái Bình tham gia ý kiến về định hướng phát triển đô thị thành phố Thái Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050: Thành phố cần xác định cấu trúc đô thị là xây dựng đô thị xanh, hiện đại ven sông Trà Lý. Trong đó, lấy sông Trà Lý làm trục không gian cảnh quan trung tâm đô thị. Với 2 hạt nhân đô thị gồm khu trung tâm thành phố hiện hữu và khu vực đô thị mới tại phường Hoàng Diệu, khu đô thị thông minh tại xã Vũ Đông, 2 hạt nhân đô thị này là trung tâm để xây dựng, phát triển đô thị. Các định hướng phát triển đô thị của thành phố về phát triển không gian đô thị, phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở, hệ thống thoát nước phải có tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên các đại biểu cho rằng, trước mắt cần đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng đô thị hiện tại, giải quyết các vấn đề mà người dân đang quan tâm.

Ông Hoàng Văn Thành – Bí thư Thành ủy thành phố Thái Bình nhấn mạnh: Thành phố đang tận dụng, phát huy hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh vốn có, đặc biệt là lợi thế về con người với trình độ dân trí cao, tâm huyết với sự phát triển của địa phương. Đồng thời, tập trung giải quyết những “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế – xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư. Và chú trọng xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn minh đô thị. Chú trọng hoàn thiện quy hoạch, trong đó xây dựng quy hoạch không chỉ đơn thuần là quy hoạch giao thông mà còn rất nhiều mặt khác, trong đó có cả thiết chế quản lý. Quy hoạch phải gắn chặt với công tác quản lý, tiêu chuẩn, định hướng phải rõ ràng, mạch lạc, nhất quán làm cơ sở cho công tác quản lý quy hoạch.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích