Thanh Hóa: Phòng khám đa khoa Việt Pháp III còn nhiều tồn tại, hạn chế

Cụ thể, trên một số bảng kê thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB), bác sỹ ký chưa phù hợp với phạm vi chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, có 850 trường hợp bệnh nhân dưới 16 tuổi do bác sỹ có chứng chỉ hành nghề không có vi phạm chuyên môn chuyên khoa nhi thực hiện khám hoặc áp mã thanh toán tiền khám không đúng chuyên khoa với tổng số tiền khám bệnh 23.175.380 đồng. Trên sổ thủ thuật soi cổ tử cung quý II/2023 có 54 lượt được ghi người thực hiện điều dưỡng.

Hồ sơ bệnh án ngoại trú và các giấy tờ có liên quan ghi tên cơ quan chủ quản là “Sở Y tế Thanh Hóa” không đúng quy định tại mục V phần 1, phục lục I ban hành kèm Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

Phòng khám đa khoa Việt Pháp III còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Theo kết luận thanh tra, phòng khám áp dụng không đúng chuyên khoa như: Chẩn đoán thuộc bệnh lý chuyên khoa sản nhưng áp thanh toán khám ngoại; chẩn đoán thuộc bệnh lý sản nhưng áp thanh toán khám nội; chẩn đoán thuộc chuyên khoa tai mũi họng nhưng áp thanh toán khám nội; chẩn đoán bệnh thuộc bệnh lý chuyên khoa ngoại nhưng áp thanh toán khám nội…

Tính tiền khám nhiều chuyên khoa trong một lần khám chưa phù hợp với mã chuẩn đoán bệnh; thanh toán tiền khám 2 chuyên khoa nhưng có bệnh lý của một chuyên khoa; thanh toán tiền khám 3 chuyên khoa nhưng có bệnh lý chỉ 2 chuyên khoa.

Kết luận thanh tra cho biết, chỉ định chẩn đoán hình ảnh chưa phù hợp với mã chẩn đoán bệnh, chỉ định mã điện tim mã chẩn đoán không có bệnh lý tim mạch. Chỉ định chụp Xquang ngực thẳng mã chẩn đoán không có bệnh lý liên quan; chỉ định chụp Xquang xương cẳng chân mã chẩn đoán không có bệnh lý liên quan đến xương; chỉ định nội soi mũi mã chẩn đoán không có bệnh lý mũi; chỉ định siêu âm phần mềm không có mã chẩn đoán bệnh liên quan đến phần mềm.

Một số trường hợp chỉ định xét nghiệm sinh hoá máu: Glucose, Acid Uric, Creatinin, Urê, Triglycerid, Cholesterol toàn phần, đo hoạt độ ALT (GPT), AST (GOT) chưa phù hợp với mã chẩn đoán bệnh.

Cũng theo kết luận, một số trường hợp chỉ định thuốc không đúng tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định tại Thông tư 52/2017/TT-BYT; thuốc không đúng hạng sử dụng quy định tại thông tư 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế. Kê đơn thuốc điện tử chưa đúng quy định tại Thông tư 27/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử.

Chưa mở sổ theo dõi nhập, xuất, tồn hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm chuẩn đoán, phim XQ; Phần mềm chưa theo dõi số lô sản xuất và hạn sử dụng của thuốc; số lượng tồn một số thuốc, vật tư y tế tồn kho thực về và trên hệ thống phần mềm quản lý không khớp nhau. Kết quả xét nghiệm chưa liên thông trực tiếp từ thiết bị y tế vào hệ thống phần mềm KCB BHYT của cơ sở.

Các nội dung trên đã được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) rà soát, từ chối thanh toán qua Window các kỳ giám định và rà soát từ chối đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT vượt to attivate Windows dự kiến chỉ năm 2023.

Từ những hạn chế tồn tại trên. Thanh tra Sở Y tế Thanh Hóa kiến nghị BHXH tỉnh phối hợp với Sở Y tế, cơ sở KCB, tăng cường giải pháp quản lý, kết nối công nghệ thông tin cho cơ sở KCB trích truyền dữ liệu điện từ đầu ra kịp thời để tăng cường quản lý, phòng ngừa vi phạm.

Đối với Phòng khám Đa khoa Việt Pháp III phải nghiêm túc khắc phục sai phạm trong kết luận. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn về KCB, công tác quản lý thuốc, vật tư y tế, hóa chất xét nghiệm, chỉ định cận lâm sàng, chỉ định kỹ thuật và sử dụng thuốc phù hợp, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT và an toàn quỹ BHYT.

An Nguyên

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích