Thanh Hóa: Phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel
Thanh Hóa: Phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel
Ngày 31/5, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định số 2220/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân (diện tích mỏ 7,26 ha).
Nội dung quyết định nêu rõ: Phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân, gồm các nội dung chính như sau: vị trí, danh giới, mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel tại xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân nằm cách trung tâm Thường Xuân khoảng 10 km về phía Nam; Diện tích mỏ 7,26 ha; Tài nguyên dự báo là 1.000.000 m3 đất sét đồi làm gạch tuynel; Khu vực mỏ chưa được thăm dò; chưa cấp phép cho tổ chức, cá nhân nào để hoạt động khoáng sản.
Nguồn gốc, hiện trạng đất mỏ là đất rừng trồng do các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền dử dụng đất vào mục đích trồng rừng sản xuất. Hiện trạng đang trồng keo; Về quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất: Theo quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Thường Xuân được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2766/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2023 và kế hoạch sử dụng đất năm 2024, huyện Thường Xuân được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1302/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2024, vị trí khu đất được quy hoạch sử dụng cho hoạt động khoáng sản (SKS); có trong danh mục công trình thực hiện trong năm 2024, huyện Thường Xuân (số thứ tự 1, mục II.2.3, phụ biểu số V); Dự toán đề án thăm dò khoáng sản mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel là: 713.034.000 đồng (Bằng chữ: Bảy trăm mười ba triệu, không trăm ba mươi tư nghìn đồng).
Việc đấu giá phải tuân thủ theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên; Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành.
Giá khởi điểm để xác định tiền đặt trước là: 6.966.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu tỷ, chín trăm sáu mươi sáu triệu đồng); Giá khởi điểm để đấu giá được xác định bằng mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R). R = 5%. 3.3. Bước giá để đấu giá là: 0,1%.
Tiền đặt trước cho một bộ hồ sơ tham gia đấu giá là: 1.044.900.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ, không trăm bốn mươi bốn triệu, chín trăm nghìn đồng); Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá; Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, trừ trường hợp quy định tại điểm b mục 4.2 Điều 1 quyết định này; Các trường hợp không được hoàn trả tiền đặt trước bao gồm: các trường hợp quy định khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản năm 2016. Tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản; Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc và nộp vào tài khoản của nhà nước để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan
Các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, hợp đồng dịch vụ đấu giá: giao Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và ký hợp đồng dịch vụ đấu giá theo thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật khác có liên quan; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu trước và sau cuộc đấu giá; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về kết quả thực hiện; Tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn có trách nhiệm thực hiện các quy trình để đấu giá mỏ đất sét đồi làm gạch tuynel nêu trên theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về kết quả thực hiện. Hình thức đấu giá là đấu giá trực tuyến; Phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên.
Đối tượng, điều kiện là các tổ chức, cá nhân được tham gia phiên đấu giá khi đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 22/2012/NĐCP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ; Hồ sơ mời tham gia đấu giá: Căn cứ phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản được UBND tỉnh phê duyệt, giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về kết quả thực hiện; Hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản gồm các nội dung chính sau: Tên loại khoáng sản, địa điểm khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; Địa điểm, thời gian dự kiến tổ chức cuộc đấu giá; Thông tin cơ bản về địa chất và khoáng sản; điều kiện khai thác khu vực có khoáng sản đưa ra đấu giá; phương thức tham khảo thông tin, tài liệu có liên quan, hiện trạng về cơ sở hạ tầng, sử dụng đất khu vực có khoáng sản được đưa ra đấu giá;
Giá khởi điểm, tiền đặt trước; Khái toán về kinh phí giải phóng mặt bằng khu vực mỏ; Quy định về các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá: gồm các nội dung quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này; Các biểu mẫu cần có trong hồ sơ đề nghị tham gia đấu giá (đơn đề nghị tham gia đấu giá, những yêu cầu cơ bản về mặt kinh tế – kỹ thuật v.v…)….
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị