Thận ứ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh
Thận ứ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh
Thận ứ nước có thể gây suy giảm chức năng của thận và làm tổn thương cấu trúc tế bào thận. Những tổn thương này có thể phục hồi trong một vài ngày.
Thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước là tình trạng thận tổn thương khi bị giãn nở hoặc sưng to lên do nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ đọng trong thận. Thận ứ nước có thể chỉ xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận.
Nếu bị thận ứ nước kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, thận ứ nước mạn tính sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Khi cả hai bên thận bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.
Sỏi thận là nguyên nhân chính gây ra bệnh thận ứ nước (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân thận ứ nước phổ biến
– Sỏi thận: Sỏi thận được coi là nguyên nhân thận ứ nước hàng đầu hiện nay. Sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản làm cho nước tiểu sẽ ứ lại, không xuống được bàng quang.
– Niệu quản bị hẹp: Nguyên nhân thận ứ nước còn do vết sẹo mổ lấy sỏi khiến niệu quản bị hẹp, gây tắc nghẽn và làm ứ nước.
– Cổ bàng quang co bất thường: Tình trạng này cũng gây tắc nghẽn nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo làm thận bị ứ nước.
– Rối loạn chức năng bàng quang: U não, tổn thương tủy sống và bệnh đái tháo đường… gây trào ngược bàng quang niệu quản là nguyên nhân thận ứ nước.
– Khối u ngoài đường tiết niệu: Sự hình thành khối u lớn chèn ép niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu.
Ngoài ra, nguyên nhân thận ứ nước còn do dị dạng bẩm sinh như có van niệu đạo, có thai, ung thư tuyến tiền liệt…
Ảnh minh họa
Triệu chứng thận ứ nước
Việc phân biệt rõ các triệu chứng bệnh để tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ khiến cho tình trạng được kiểm soát tốt hơn.
– Triệu chứng thận ứ nước gây ra những cơn đau khó chịu từ vùng bụng dưới lan xuống hông đến háng.
– Triệu chứng điển hình đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận được khi bị thận ứ nước chính là những cơn đau khó chịu từ vùng bụng dưới lan xuống hông đến háng. Những cơn đau này có thể xuất hiện vì các vấn đề cơ thắt bàng quang hoặc nước tiểu không được thoát ra ngoài gây tắc nghẽn tại thành các đơn đau thắt.
– Khi bị thận ứ nước thường có các biểu hiện bất thường khi đi tiểu
Ngoài triệu chứng nêu trên, người bị mắc bệnh ứ nước còn có thể gặp phải các bất thường khi đi tiểu. Cụ thể những bất thường này bao gồm có:
– Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm
– Tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu
– Có cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu ít
– Đôi khi màu nước tiểu đỏ hồng do có thể có máu trong đó.
Một số các biểu hiện thận ứ nước khác
Bên cạnh các triệu chứng điển hình, người bị thận ứ nước còn có thể gặp phải những dấu hiệu khác bao gồm:
– Những cơn đau xuất hiện từ âm ỉ đến quằn quại, đau buốt phải gập người
– Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi,…
– Kiệt sức mệt mỏi, suy giảm nhịp tim, co thắt cơ bắp,…
Những dấu hiệu thận ứ nước này sẽ rõ ràng hơn khi bạn bị thận ứ nước ở dạng mãn tính. Các dấu hiệu bệnh đôi khi sẽ có sự khác biệt ở những người bệnh khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Chính vì vậy bạn không nên bỏ qua bất kỳ bất thường nào xảy ra với cơ thể mình đâu nhé. Phát hiện có bất thường bạn nên theo dõi và tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh kịp thời.
Ảnh minh họa
Cách phòng bệnh thận ứ nước
Thận ứ nước có thể phòng tránh được bằng cách phòng tránh các bệnh là nguyên nhân gây ứ nước thận.
– Những người bị sỏi thận có thể loại bỏ sỏi bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày
– Nước có thể dùng là nước đun sôi để nguội, nước nấu các loại thuốc Nam có tác dụng làm tan sỏi: nước râu ngô, nước bông mã đề, nước kim tiền thảo…
– Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu: sống chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục với gái mại dâm, vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau quan hệ tình dục, tránh tắm rửa ngâm mình trong nước ao hồ bị ô nhiễm,… để tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng dẫn đến chít hẹp đường tiết niệu và ứ nước thận.