Thái Nguyên: Danh mục 387 hồ, ao, đầm không được san lấp

Thái Nguyên: Danh mục 387 hồ, ao, đầm không được san lấp

Tỉnh Thái nguyên vừa công bố danh mục 387 hồ, ao, đầm không được san lấp để phòng, chống ngập, úng và bảo vệ nguồn nước. Trong đó có 98 hồ cấp tỉnh quản lý và 289 hồ, ao, đầm thuộc quản lý cấp huyện.

Để triển khai thực hiện, UBND tỉnh Thái nguyên đã giao nhiệm vụ cun thể cho Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố; tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.

tm-img-alt
Hồ Núi Cốc – Thành phố Thái Nguyên. Ảnh: ITN

Sở Tài nguyên và Môi trường:

– Đôn đốc các đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện quản lý hồ, ao, đầm không được san lấp theo quy định.

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này theo quy định của pháp luật, tham mưu xử lý vi phạm nếu có.

– Tổng hợp, định kỳ báo cáo công tác quản lý hồ, ao, đầm không được san lấp gửi UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

– Tham mưu, trình UBND tỉnh điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp cho phù hợp với quy định phòng, chống ngập, úng, bảo vệ nguồn nước và mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo từng giai đoạn.

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan:

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, thống kê, cập nhật, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

– Thực hiện công tác quản lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo chặt chẽ không để xảy ra tình trạng san lấp hồ, ao, đầm trái phép.

– Thẩm định, tham gia ý kiến thống nhất về các đồ án quy hoạch và các đề xuất dự án phải tuân thủ theo Quyết định này, pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan; không điều chỉnh hồ, ao, đầm thành chức năng khác trong đồ án quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

UBND các huyện, thành phố:

– Xác định vị trí, ranh giới các hồ, ao, đầm xây dựng phương án và tổ chức bảo vệ, quản lý theo quy định của pháp luật đối với công trình được giao quản lý.

– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp tại địa phương.

– Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành chức năng liên quan thanh tra, kiểm tra, tham mưu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

– Định kỳ báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) tình hình quản lý, khai thác, sử dụng hồ, ao, đầm không được san lấp.

– Rà soát, tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp cho phù hợp với mục tiêu phòng, chống ngập, úng, bảo vệ nguồn nước và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, khai thác hồ, ao, đầm

– Sử dụng hồ, ao, đầm đúng mục đích và tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp.

– Xây dựng phương án và tổ chức bảo vệ, quản lý các ao, hồ, đầm theo quy định của pháp luật.

– Kiểm soát chặt chẽ các hành vi lấn chiếm hồ, ao, đầm trái phép và xả nước thải chưa qua xử lý vào hồ, ao, đầm trong danh mục không được san lấp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật.

– Xác định vị trí, ranh giới các hồ, ao, đầm xây dựng phương án và tổ chức bảo vệ, quản lý theo quy định của pháp luật đối với công trình được giao quản lý.

– Thường xuyên kiểm tra, rà soát các hồ, ao, đầm không được san lấp, sớm phát hiện ra những hư hỏng gây mất an toàn công trình, diện tích bị lấn chiếm (nếu có) để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn công trình.

– Không được thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật vào hồ, ao, đầm. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân xả chất thải chưa qua xử lý vào hồ, ao, đầm thì tổ chức, cá nhân quản lý vận hành phải kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm của cộng đồng dân cư

– Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ hồ, ao, đầm, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình gây mất an toàn công trình.

– Không xả chất thải chưa qua xử lý vào hồ, ao, đầm gây ô nhiễm nguồn nước.

– Không san lấp hồ, ao, đầm sử dụng vào mục đích khác.

– Tố giác các hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác, sử dụng hồ, ao, đầm không được san lấp.

– Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích