TCVN 13970:2024 hướng dẫn xác định hiệu suất năng lượng của máy hút bụi khô

Hiệu suất là đại lượng đăc trưng nói lên tính hiệu quả của một quá trình hoặc một hệ về mặt biến đổi năng lượng, đo bằng tỉ số giữa phần năng lượng hữu ích thu được và phần năng lượng phải cung cấp cho hệ. Hiệu suất luôn nhỏ hơn. 

Trên thực tế, khả năng làm sạch của máy hút bụi được quyết định bởi rất nhiều yếu tố. Các yếu tố đầu tiên của hiệu suất là sức hút, được đo chính xác nhất bằng Watts (W). Thông thường, máy hút bụi có động cơ khỏe hơn thì sức hút cũng mạnh hơn. Tuy nhiên, giữa hai loại máy hút bụi gia đình hoặc 2 máy hút bụi công nghiệp có công suất như nhau thì lực hút phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế và công nghệ sử dụng. Theo nhiều hãng sản xuất, các mô hình máy hút bụi tiết kiệm năng lượng sẽ cung cấp hiệu suất cao hơn.

Có thể hiểu hiệu suất của máy hút bụi là kết quả lao động biểu hiện bằng khối lượng công việc làm được trong một thời gian nhất định, ở đây chính là khả năng làm sạch của máy. Do đó, để giúp người tiêu dùng đưa ra các đánh giá hiệu quả về khả năng làm việc và tiêu thụ điện năng thực tế của máy hút bụi thì việc xác định hiệu suất năng lượng của máy hút bụi tuân theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13970:2024 là vô cùng cần thiết đối với mỗi nhà sản xuất nhằm đảm bảo tính chính xác, hiệu quả nhất.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13970:2024 Máy hút bụi – Hiệu suất năng lượng do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố hướng dẫn mức hiệu suất năng lượng và phương pháp xác định hiệu suất năng lượng của máy hút bụi khô hoạt động bằng nguồn điện lưới, dùng trong gia đình và các mục đích tương tự.

Tiêu chuẩn này hướng dẫn hiệu suất năng lượng tối thiểu tiêu thụ năng lượng trong một năm AE(hf), được xác định không được vượt quá 58,0 kWh.

Cấp hiệu suất năng lượng được chia thành 5 cấp, cấp 5 là cấp có hiệu suất năng lượng cao nhất tương ứng với tiêu thụ năng lượng nhỏ nhất.

Xác định hiệu năng suất năng lượng của máy hút bụi khô nên theo tiêu chuẩn. Ảnh minh họa

Cụ thể, đối với cấp 1 thì điện năng tiêu thụ trong một năm sẽ lớn hơn 52,0 kWh/năm và nhỏ hơn hoặc bằng 58,0kWh/năm; Cấp 2 lớn hơn 46,0 kWh/năm và nhỏ hơn hoặc bằng 52,0 kWh/năm; Cấp 3 điện năng tiêu thụ trong một năm lớn hơn 40,0 kWh/năm và nhỏ hơn hoặc bằng 46,0 kWh/năm; Cấp 4 điện năng tiêu thụ lớn hơn 34,0 kWh/năm và nhỏ hơn hoặc bằng 40,0kWh/năm; Cấp 5 điện năng tiêu thụ sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 34,0 kWh/năm.

Về điều kiện thử nghiệm, TCVN 13970:2024 cũng hướng dẫn áp dụng Điều 4 của IEC 62885-2:2021. Ngoài ra điện áp nguồn là 220 V ± 1 % và tần số nguồn là 50 Hz ± 0,5 Hz.

Thiết bị thử nghiệm và vật liệu thử nghiệm áp dụng Điều 7 của IEC 62885-2:2021, ngoài ra nên sử dụng bụi khoáng – Loại 1 theo IEC TS 62885-1:2020 và phải được phân bố với mật độ phủ trung bình 50 g/m2 đều nhất có thể trên toàn bộ diện tích thử nghiệm.

Về đo tiêu thụ năng lượng nên thực hiện thử nghiệm gồm hai chu kỳ làm sạch được thực hiện trên sàn cứng, trong đó đầu làm sạch của máy hút bụi làm việc với lực hút lớn nhất đi qua tấm thử nghiệm như quy định tại IEC 62885-2:2021.

Trong thời gian thử nghiệm, công suất điện và vị trí tương đối của tâm đầu làm sạch với diện tích thử nghiệm phải được đo và ghi lại với tốc độ lấy mẫu thích hợp. Khi kết thúc mỗi chu kỳ làm sạch, đánh giá độ giảm khối lượng của khe hở thử nghiệm.

Tiêu thụ năng lượng trung bình ASE(hf), tính bằng Wh/m2 diện tích thử nghiệm, và được tính như sau: ASE (hf)=pxt/A trong đó P là công suất điện trung bình, tính bằng W, lấy đến hai chữ số thập phân trong khoảng thời gian trong chu kỳ thử nghiệm mà tâm của đầu làm sạch đi qua diện tích thử nghiệm.

T là tổng thời gian, tính bằng giờ, lấy đến 4 chữ số thập phân, trong chu kỳ làm sạch trong đó tâm của đầu làm sạch, tức là điểm giữa các cạnh trước, sau và bên của đầu làm sạch, di chuyển trên diện tích thử nghiệm.

A là diện tích, tính bằng m2, lấy đến 3 chữ số thập phân, mà đầu làm sạch đi qua trong chu kỳ làm sạch, được tính bằng 10 lần tích của chiều rộng đầu làm sạch và chiều dài thích hợp của diện tích thử nghiệm. Nếu chiều rộng đầu làm sạch lớn hơn 0,320 m thì giá trị này được lấy thay cho chiều dài đầu làm sạch.

Lượng bụi thu được sau mỗi chu kỳ làm sạch được tính bằng tỷ số giữa lượng bụi được lấy đi thể hiện bằng độ giảm khối lượng của khe hở thử nghiệm trên khối lượng bụi ban đầu đưa vào diện tích thử nghiệm. Lượng bụi thu được, dpuhf, được xác định bằng giá trị trung bình của lượng bụi thu được của hai chu kỳ làm sạch.

Nhãn năng lượng tiêu chuẩn cho dòng máy hút bụi

Nhãn năng lượng của khối Châu Âu (EU), có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2014, quy định giới hạn công suất danh nghĩa của máy hút bụi khô tối đa 1.600 W. Quy định này cũng yêu cầu tất cả các máy hút bụi khô được bán ở thị trường châu Âu phải có dán nhãn năng lượng của EU.

Nhãn năng lượng này không áp dụng cho máy hút nước, máy hút bụi ướt và khô kết hợp, máy hút bụi chạy bằng pin, máy hút bụi công nghiệp, robot hút bụi, máy hút bụi cho khu vực bên ngoài trời. Bên cạnh đó máy hút bụi với bộ lọc nước cũng phải dán nhãn năng lượng kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2017.

Tương tự như các thiết bị đã được sử dụng cho các hộ gia đình, nhãn năng lượng cho thấy các thông tin quan trọng như mức hiệu suất năng lượng (A đến G), mức tiêu thụ năng lượng trung bình hàng năm, áp suất âm thanh, độ phát thải bụi cũng như khả năng làm sạch thảm và/hoặc sàn cứng, các thông số này được ký hiệu bằng các hình minh họa dễ hiểu.

Đối với người tiêu dùng, các thông tin này là một trợ giúp hữu ích giúp người dùng đưa ra các đánh giá hiệu quả về khả năng làm việc và tiêu thụ điện năng thực tế của máy hút bụi. Mức độ hiệu suất năng lượng cao nhất A với công suất <850W.

 An Dương 

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích