Tây Ninh lên kế hoạch phân bổ thêm 24.523ha đất cho phát triền hạ tầng
(Xây dựng) – Theo UBND tỉnh Tây Ninh, quy hoạch đất phát triển hạ tầng thực hiện trong giai đoạn 2026 – 2020 thấp hơn 1.716ha, chỉ đạt 92% so với kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Tây Ninh muốn dành thêm 24.523ha cho tiêu chí này
Giai đoạn 2021 – 2025, Tây Ninh sẽ phân bổ thêm 24.523 ha đất cho phát triền hạ tầng |
3 loại hình đất trong nhóm phát triển hạ tầng vượt kế hoạch được giao
Theo UBND tỉnh Tây Ninh, trong giai đoạn 2016 – 2020, chỉ tiêu đất phi nông nghiệp theo Nghị quyết Chính phủ là 74.074ha. Kết quả thực hiện đến năm 2020 là 62.117ha, đạt 83,9% so với chỉ tiêu đã được Chính phủ phê duyệt. Đất phát triển hạ tầng được duyệt có diện tích 21.534ha, đến năm 2020 chỉ thực hiện được 19.818ha, thấp hơn 1.716ha, đạt 92% so với kế hoạch.
Cũng theo tỉnh Tây Ninh, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đa phần các loại hình đất trong nhóm phi nông nghiệp không hoàn thành kế hoạch. Tuy nhiên vẫn có những loại hình vượt mức được giao.
Trong đó, loại hình đất ở tại đô thị có kết quả thực hiện cao nhất và vượt kế hoạch phân bổ của Chính phủ hơn 70%. Theo đó, Nghị quyết số 53/NQ-CP đến năm 2020 có diện tích 1.834ha, kết quả thực hiện là 3.122ha, cao hơn 1.288ha, đạt 170,2% chỉ tiêu được duyệt. Nguyên nhân một số khu dân cư đô thị được xây dựng trong giai đoạn 2016-2020 ở các thành phố, thị xã và khu vực thị trấn của các huyện, cũng như nhu cầu của người dân chuyển mục đích sử dụng đất tăng; đồng thời diện tích đất ở trên địa bàn các xã thuộc Trảng Bàng và Hòa Thành được cập nhật lên đất ở đô thị khi thành lập đô thị loại IV theo Nghị quyết sổ 865/NQ-ƯBTVQH14 ngày 10/1/2020.
Theo sau là đất di tích, lịch sử văn hóa, với kế hoạch được giao là 413ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 là 629ha, cao hơn 215ha, đạt 152,1% chỉ tiêu được duyệt. Diện tích đất di tích, lịch sử văn hóa cao hơn so với chỉ tiêu được duyệt do đã chuyển diện tích đất ở Ban an ninh Trung ương cục miền Nam từ đất an ninh sang đất di tích, lịch sử văn hóa.
Loại hình tiếp theo vượt kế hoạch được Chính phủ giao là đất cơ sở tôn giáo. Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh được giao mục tiêu diện tích 212ha, kết quả thực hiện đến năm 2020 đạt 219ha, cao hơn 6ha, đạt 102,9% chỉ tiêu được duyệt. Nguyên nhân ngoài những công trình đất tôn giáo trong kỳ điều chỉnh quy hoạch đã được thực hiện thì còn do cập nhật thêm các vị trí đất tôn giáo: Giáo họ Bình Tân tại huyện Tân Biên, Tịnh xá Ngọc Thạnh tại thành phố Tây Ninh và cập nhật các vị trí trả lại đất tôn giáo thuộc khuôn viên Tòa thánh Tây Ninh.
Ngoài ra, các loại hình đất khác thuộc về đất hạ tầng vì nhiều lý do khác nhau đều không thể về đích theo kế hoạch được giao mà chỉ đạt từ 17% đến hơn 70% kế hoạch.
Phân bổ thêm 24.523ha cho phát triển hạ tầng giai đoạn 2021 – 2025
Theo Tờ trình số 740/TTr-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thẩm định Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025. Trong đó cho biết, kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này là 72.727ha và đất nông nghiệp 331.437ha.
Đối với đất phi nông nghiệp, tỉnh Tây Ninh xây dựng kế hoạch phân bổ cho từng loại hình đất trong nhóm này gồm: Đất quốc phòng 1.198 ha; Đất an ninh 464ha; Đất khu công nghiệp 4.068ha; Đất cụm công nghiệp 541ha; Đất thưong mại, dịch vụ 1.236ha; Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 3.314ha; Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 977ha; Đất cho phát triển hạ tầng 24.523ha.
Trong 24.523ha đất dành cho phát triển hạ tầng, tỉnh Tây Ninh cho biết, đất giao thông được phân bổ nhiều nhất 12.396ha, tiếp theo tỉnh này dành 8.439ha cho loại hình đất ờ tại nông thôn, dành 6.452ha cho đất thủy lợi, đất ờ tại đô thị 4.097ha…
UBND tỉnh Tây Ninh cũng cho biết sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất của 10.857,9ha đất nông nghiệp qua phi nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1.183,7ha và chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở 139,1ha.
Để thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh Tây Ninh sẽ xây dựng và tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, ưu tiên sử dụng vốn ngân sách cho các công trình hạ tầng quan trọng, các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các công trình phúc lợi xã hội như y tê, văn hóa, giáo dục…
Đồng thời, thiết lập các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án phát triển xã hội hướng tới người nghèo, người dân tộc để thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hỗ trợ phát triển khác. Nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, phí, đất đai…; hệ thống cơ sở hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp và hạ tầng kết nối; chất lượng nguồn nhân lực… để thu hút nguồn vốn đầu tư FDI và các nguồn vốn khác vào địa bàn.
Bên cạnh đó, tăng cường các biện pháp giám sát, tuyên truyền, quản lý hoạt động thị trường bất động sản, tránh tình trạng “sốt đất ảo”.
Cùng với đó, thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bàng và hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với những người dân bị mất đất sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu dân cư mới trên đại bàn…
Ngoài đất phát triển hạ tầng, trong nhóm phi nông nghiệp còn có đất quốc phòng, an ninh, đất sản xuất công nghiệp, đất cho hoạt động khoáng sản… Cũng chỉ hoàn thành từ gần 23% cho đến hơn 95% kế hoạch được giao. UBND tỉnh Tây Ninh đã có văn bản gửi đến các Sở, ngành trong tỉnh việc lấy ý kiến kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025). Thời gian lấy ý kiến đến ngày 26/4/2024. Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cũng giao các Sở, ngành với chức năng nhiệm vụ của mình chủ động phối hợp và tham mưu cho UBND về kế hoạch. |
Nguồn: Báo xây dựng