Tất tần tật tác hại của mì tôm, ăn liền nhưng… hại từ từ

Tất tần tật tác hại của mì tôm, ăn liền nhưng… hại từ từ

Mì tôm là loại thực phẩm ăn liền phổ biến được nhiều người lựa chọn vì sự tiện dụng của nó nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.

Mì ăn liền đã trở thành món ăn nhanh phổ biến nhất nhờ vào hương vị khó cưỡng, tiết kiệm chi phí và thời gian, dễ chế biến hơn bất cứ món ăn nào khác. Tuy nhiên, ăn mì tôm thường xuyên sẽ phải gánh không ít hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.

page 1

Ảnh minh họa

Ăn mì tôm thường xuyên thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe, cơ thể con người nếu muốn khỏe mạnh thì cần được cung cấp đầy đủ 6 dưỡng chất thiết yếu là nước, protein, carbohydrate, mỡ, khoáng chất và vitamin. Chỉ cần thiếu hụt một trong số những dưỡng chất ấy sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và dễ phát sinh bệnh.

Trên thực tế, các dưỡng chất ít ỏi có trong mì tôm kể trên không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người, thậm chí còn có rất nhiều các chất có khả năng gây hại cho sức khỏe.

Nếu thường xuyên ăn mì tôm thay cho các bữa ăn chính, cơ thể bạn sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mì tôm có chứa chất bảo quản độc hại TBHQ (Tertiary-butyl hydroquinone)

TBHQ là một chất phụ gia chống oxy hóa. Chất phụ gia này có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường được sử dụng để làm chất bảo quản.

Sự nguy hiểm của chất phụ gia này có liên quan đến sự suy yếu của các cơ quan trong cơ thể và phát triển thành các khối u, bao gồm cả khối u dạ dày.

Một nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Massachusetts đã được tiến hành để tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra khi mì ăn liền được đưa vào cơ thể con người.

Một chiếc Camera có kích cỡ nhỏ đã được gắn vào dạ dày. Kết quả thử nghiệm cho thấy mì ăn liền mất rất nhiều thời gian mới có thể tiêu hóa được.

Sau 2 tiếng, nó vẫn còn nguyên sợi khiến bộ máy tiêu hóa của chúng ta phải làm việc mệt mỏi, phức tạp. Và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa của con người.

mi an lien 1

Ảnh minh họa

Gây hại cho gan

Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, hệ sinh sản, dây thần kinh trung ương.

page

Ảnh minh họa

Mì ăn liền chứa Bisphenol A (BPA) – gây rối loạn hooc môn

Chất hóa học có tên gọi Bisphenol A (BPA) được tìm thấy trong các thùng xốp đựng mì. Chất này được biết đến là một nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư và gây rối loạn hormone. Nó có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ estrogen, dẫn đến những biến đổi bất thường và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

BPA cũng có thể dẫn đến các bệnh mãn tính khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư khác. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định BPA có ảnh hưởng đến quá trình phát triển não của đứa trẻ trong bụng mẹ.

Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2011, những phụ nữ có nồng độ BPA cao mà đang mang thai bé gái thì những đứa trẻ đó sẽ có biểu hiện hiếu động hay trầm cảm khi lên 3 tuổi.

Còn với những bé trai, nó sẽ không bị ảnh hưởng như bé gái, nhưng cũng có nhiều mối lo ngại mà chúng ta chưa nắm rõ được.

Mì ăn liền làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa

Mì tôm được sản xuất theo phương pháp sấy khô tinh bột sau khi chiên qua dầu mỡ. Để tăng hương vị và bảo quản mì tôm lâu hơn, các nhà sản xuất thêm vào đó khá nhiều các loại hương liệu và chất phụ gia. Các chất gây hại này sẽ gây áp lực lớn đối với dạ dày khi phải tiêu hóa chúng.

Chính vì vậy, ăn nhiều mì tôm trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể của bạn bị rối loạn các chức năng hệ tiêu hóa, sản sinh ra các triệu chứng như đau dạy dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…

Làm thế nào để ăn mì tôm đúng cách?

– Không ăn “mì tôm úp” mà nên chần qua mì tôm bằng nước sôi trước khi nấu ăn để loại bỏ bớt các chất gây hại cho sức khỏe.

– Nên bỏ gói gia vị đi kèm trong mì tôm vì đó chỉ là dầu mỡ và các chất phụ gia gây béo phì và các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường.

– Nên bổ sung dinh dưỡng khi ăn mì tôm bằng cách thêm thịt (thịt bò, thịt lợn, tôm…) và rau xanh để ăn cùng.

– Hạn chế ăn mì tôm, trừ khi công việc quá bận rộn. Tuyệt đối không nên lạm dụng mì ăn liền thay cho bữa ăn hàng ngày để tránh gây hại sức khỏe.

Bạn cũng có thể thích