Tạo những vùng quê đáng sống
Tạo những vùng quê đáng sống
5 xã của huyện Đan Phượng đã được Đoàn thẩm định thành phố Hà Nội đánh giá đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. Đây cũng là các xã đầu tiên của thành phố Hà Nội về đích nông thôn mới kiểu mẫu.
Đây cũng là các xã đầu tiên của thành phố Hà Nội về đích nông thôn mới kiểu mẫu. kết quả này cho thấy, với quyết tâm cùng giải pháp phù hợp, trong đó có việc khai thác lợi thế của địa phương, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nhằm tạo nên những vùng quê đáng sống không phải cái đích xa vời
Tập trung nâng cao đời sống người dân
Xã Đan Phượng là một trong 5 xã của huyện Đan Phượng (gồm: Đan Phượng, Liên Hà, Song Phượng, Tân Hội, Thọ Xuân) vừa được thành phố Hà Nội đánh giá đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. Chủ tịch UBND xã Đan Phượng Nguyễn Văn Thông cho biết, để hoàn thành mục tiêu, năm 2021, xã đã khởi công 5 dự án xây dựng cơ bản về các lĩnh vực giao thông, văn hóa… với tổng mức đầu tư hơn 13 tỷ đồng.
Trong khi đó, xã Song Phượng có trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang trên diện tích hơn 1.500m2 với 15 phòng chức năng theo chuẩn quốc gia, được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế hiện đại như máy siêu âm, điện tim, phòng xét nghiệm… Cùng với đó là đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao (gồm 1 bác sĩ, 3 y sĩ và 1 điều dưỡng), bảo đảm chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân.
Xã Liên Hà có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với nghề mộc dân dụng. Nghề truyền thống này đã giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 94% lao động địa phương và gần 4.000 lao động ngoài xã với thu nhập ổn định. Chủ tịch UBND xã Liên Hà Nguyễn Quang Lục thông tin, năm 2021, thu nhập bình quân trên địa bàn xã đạt 75,5 triệu đồng/người, tăng 21,5 triệu đồng so với năm 2019 và không còn hộ nghèo…
Thông tin về quá trình xây dựng 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng cho biết: Ngay sau khi đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, 5 xã của Đan Phượng đã lựa chọn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong từng lĩnh vực. Trong đó, xã Đan Phượng đăng ký xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong 7 lĩnh vực (môi trường, an ninh trật tự, văn hóa, giáo duc và đào tạo, y tế, tổ chức sản xuất, du lịch); xã Liên Hà là 5 lĩnh vực (an ninh trật tự, văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, tổ chức sản xuất); xã Song Phượng là 4 lĩnh vực (an ninh trật tự, văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế)… Từ việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, các xã đã có những đổi thay rõ nét, trở thành “điểm sáng” của huyện và thành phố; nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhân rộng cách làm hay của từng địa phương
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng, triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, huyện đã yêu cầu các xã bám sát Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 5-6-2018 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3745/ QĐ-UBND ngày11-7-2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu. Trên cơ sở những tiêu chí cụ thể, các xã lựa chọn, triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trong từng lĩnh vực cụ thể; đồng thời bảo đảm các tiêu chí chung như: Thu nhập bình quân đạt 76,5 triệu đồng/người/năm trở lên và không có hộ nghèo; không để nợ xây dựng cơ bản trong quá trình thực hiện các tiêu chí…
Từ thực tiễn triển khai, Chủ tịch UBND xã Thọ Xuân Lê. Xuân Hưng cho biết, địa phương chọn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực, trong đó có y tế, bởi đây là những nội dung cốt lõi để nâng cao đời sống người dân. Nếu thực hiện tốt cổng tác y tề, người dân có thể tiếp cận và sử dựng nhiều hơn các dịch vụ khám, chữa bệnh có chất lượng cao ngay từ tuyến cơ sở, góp phần giảm tải cho các tuyến trên. Đến nay, tỷ lệ ngưòi dân xã Thọ Xuân được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt 92%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,1%…
Còn Tân Hội là xã ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng vẫn gìn giữ, bảo tồn được không gian và các loại hình văn hóa truyền thống như hát Chèo Tàu; đồng thời tạo dựng những thiết chế văn hóa mới như xây dựng 3 sân bóng mini; thành lập các câu lạc bộ văn nghệ, bóng bàn, dưỡng sinh hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
Đánh giá về kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại huyện Đan Phượng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyên Văn Chí nhận định: 5 xã của huyện Đan Phượng đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021 trong các lĩnh vực. Cụ thể, xã Đan Phượng đạt 5/7 lĩnh vực so với đăng ký (giảm 2 lĩnh vực là an ninh trật tự, văn hóa); xã Thọ Xuân đạt 2/3 lĩnh vực so với đăng ký (giảm 1 lĩnh vực về văn hóa); xã Liên Hà đạt 3/5 lĩnh vực so với đăng ký (giảm 2 lĩnh vực là an ninh trật tự, văn hóa); xã Song Phượng đạt 3/4 lĩnh vực so với đăng ký (giảm 1 lĩnh vực là an ninh trật tự); xã Tân Hội đạt 3/3 lĩnh vực so với đăng ký. Kết quả đạt được là sự ghi nhận những nỗ lực không ngừng của 5 xã trong việc nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, hướng đến những vùng quê đáng sống cho mọi người dân.
Việc 5 xã đầu tiên thuộc huyện Đan Phượng về đích nông thôn mới kiểu mẫu là một thành công, dấu mốc đáng ghi nhận, để lại kinh nghiệm cho các xã của thành phố Hà Nội trong tiến trình xây dựng nông thôn mới không có điểm dừng.
An Khánh nỗ lực về đích sớm
Trên cơ sở tự đánh giá chuẩn nông thôn mới theo quy, tổng chấm điểm 19 tiêu chí của xã An Khánh (huyện Hoài Đức) đến nay đã đạt 90,3/100 điểm. Nỗ lực về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2022 là mục tiêu chính quyền và nhân dân xã An Khánh cùng quyết phấn đấu.
Từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới gắn với tiêu chí xây dựng xã thành phường, xã An Khánh đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Trưởng thôn Ngãi Cầu (xã An Khánh) Nguyễn Viết Hải chia sẻ: Thôn có tổng diện tích 162 ha đất nông nghiệp, chủ yếu cấy lúa, nhưng năng suất không cao, do đó, nhiều hộ đã chuyển đổi sang các mô hình trồng hoa đào, rau màu…, cho thu nhập ổn định. Trên cơ sở hiệu quả kinh tế mang lại, nhiều hộ ở An Khánh đã tận dụng thuê, mượn đất nông nghiệp của các hộ khác để đầu tư, phát triển vùng trông đào lên tổng diện tích hơn 40 ha.
Riêng thôn Vân Lũng (xã An Khánh), 100% đất nông nghiệp, nằm trong quy hoạch đô thị nên người dân vừa tập trung duy trì và phát triển nghề phụ truyền thống là đan mành tre nứa, vừa tích cực kinh doanh, làm dịch vụ, buôn bán hoa, cây cảnh… Phó Trưởng thôn Vân Lũng Nguyễn Thế Hán cho biết, thôn có hơn 70% số hộ làm nghề đan mành tre nứa. Đáng nói, nghề này không chỉ giúp lao động trong độ tuổi có việc làm, mà người già và các cháu độ tuổi học sinh cũng có thế tham gia một số công đoạn đơn giản đế có thêm thu nhập.
Hiện thôn có nhiều hộ gia đình đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, trị giá hơn 1 tỷ đồng để làm các công đoạn chẻ tre, đan, phun sơn mành… Nhờ đó, sản phẩm làm ra có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, điển hình như gia đình ông Hoàng Bá Tiến, ông Bùi Văn Long… Còn thôn Trường An (xã An Khánh) có đất nông nghiệp đểu nằm trong cụm công nghiệp, nên người dân chủ yếu làm công nhân tại các công ty, xưởng sản xuất, cho thu nhập 7-9 triệu đồng/người/tháng. Điều kiện sống ổn định nên đến nay, cả thôn chỉ còn một hộ cận nghèo.
Bên cạnh đó, các tổ chức hội, đoàn thể ở An Khánh cũng nỗ lực chung sức cùng chính quyền, nhân dân nâng cao các tiêu chí nông thôn mới. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã An Khánh, Chu Thị Hưng cho hay: Hội thường xuyên tạo điều kiện giúp gia đình hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế. Đến nay, đã có 377 lượt hộ hội viên được vay vốn với số dư hơn 15,97 tỷ đồng, sử dựng hiệu quả và không có nợ quá hạn.
Theo Chủ tịch UBND xã An Khánh Bùi Quang Ất, năm 2021, tống giá trị sản xuất toàn xã đạt hơn 2.892 tỷ đồng, thu nhập bình quân 70 triệu đồng/người/năm… So sánh với các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đến nay, An Khánh đã đạt được 17/19 chỉ số theo quy định. “Năm 2022, cùng với tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, An Khánh nỗ lực, quyết tâm “cán đích” nông thôn mới nâng cao.
Để hoàn thành mục tiêu, xã cũng đã đề nghị huyện Hoài Đức quan tâm đầu tư, hỗ trợ xây dựng Trường Mầm non An Khánh B đạt chuẩn mức độ 2 về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; xây dựng Trung tâm Văn hóa thể thao xã, khu chợ tập trung theo quy định của thành phố…, Chủ tịch UBND xã An Khánh Bùi Quang Ất nêu quyết tâm.
Bưởi Chương Mỹ
Huyện Chương Mỹ có 852 ha trồng bưởi, trong đó diện tích bưởi cho thu hoạch là 574 ha, chủ yếu là giống bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi đào Tân Lạc. Theo đánh giá của chính quyền địa phương, sản lượng bưởi Diễn năm 2021 của toàn huyện ước đạt khoảng 11.000 tấn. Thời điểm này, người dân bước vào vụ thu hoạch bưởi chính của năm. Trong đó, xã Nam Phương Tiến là vùng đất có diện tích trồng bưởi lớn nhất. Sản phẩm bưởi của xã Nam Phương Tiến đã được chứng nhận OCOP của thành phố Hà Nội.
Nam Phương Tiến là xã thuộc vùng bán sơn địa nằm cuối huyện Chương Mỹ, tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình. Thực hiện – chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, năm 2006, xã bắt đầu triển khai Dự án đầu tư trồng bưởi Diễn tập trung vùng đồi gò với diện tích 50,6 ha tại thôn Núi Bé. Đến nay, diện tích trồng bưởi của xã là 150,6 ha, trong đó hơn 90 ha đã cho thu hoạch. Các hộ gia đình trồng bưởi trên địa bàn xã đã áp dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hũư cơ, dán tem truy xuất nguồn gốc. Sản phấm bưởi Diễn của Nam Phương Tiến đã có mặt tại thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Riêng hợp tác xã Bưởi Núi Bé (xã Nam Phương Tiến) có tổng diện tích bưởi hơn 50 ha với 23 ha bưởi Diễn. Giám đốc hợp tác xã Bưởi Núi Bé Phùng Văn Hà cho biết: Năm 2021, sản lượng bưởi Diễn của hợp tác xã dự kiến thu hoạch khoảng 70.000 quả. So với những năm trước, năm nay, sản lượng bưởi thu hoạch thấp hơn nhưng chất lượng cao hơn, giá bán ra thị trường bình quân 20.000-25.000 đồng/quả.
Vụ bưởi năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người dân, các hợp tác xã trồng bưởi trong xã Nam Phương Tiến mong muốn kết nối với các công ty, doanh nghiệp, thương lái… để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bản sắc đất “ trăm nghề”
Đan Phượng, Liên Hà, Song Phượng, Tân Hội và Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) là những xã đầu tiên của thành phố Hà Nội về đích xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một dấu mốc quan trọng, một bước phát triển của nông thôn mới Hà Nội trên chăng đường đã được định hình và không có điểm kết thúc để thành phố có nhiều hơn những miền quê đáng sống mang bản sắc riêng của Thủ đô.
Nông thôn mới kiểu mẫu của Hà Nội trước hết phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tại Quyết định số 691/QĐ-TTg (ngày 5-6-2018) của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí về xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Song Hà Nội là nơi bồi lắng tinh hoa mọi miền đất nước, chất chứa những tiềm năng không nơi nào có được nên nông thôn mới kiểu mẫu của thành phố quan trọng nhất phải mang những nét riêng của Thăng Long – Hà Nội, vừa tiếp dẫn những yếu tố thời đại, vừa kết tinh giá trị của mỗi vùng miền và của đất “văn hiến” – đất “trăm nghề”.
Nói cách khác, nông thôn mới kiểu mẫu phải là những miền quê đáng sống, nơi người dân được thụ hưởng những giá trị truyền thống và thời đại với hệ sinh thái làng quê gắn kết chặt chẽ với nền nông nghiệp đô thị trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Đặc biệt, trong xu thế đô thị hóa như một tất yếu, nông thôn mới kiểu mẫu của Hà Nội cần tiệm cận với các hình thái đô thị trong tương lai như đô thị sinh thái, đô thị kết nối…
Nói như vậy để thấy, tạo dựng những miền quê đáng sống là một chặng đường dài với những đích đến mới nhưng cũng rất gần với nông thôn mới kiểu mẫu mà Hà Nội đã và đang hướng tới. Điều quan trọng là các địa phương phải chọn được hướng đi phù hợp với tiềm năng và nguồn lực cho từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt người dân, với tư cách là chủ thể tạo dựng và hưởng thụ những giá trị nông thôn mới, cần ý thức rõ trách nhiệm của mình với quê hương hôm nay và ngày mai.
Với kinh tế nông nghiệp – nông thôn, trước hết là xây dựng một nền nông nghiệp đô thị – nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; đồng thời phát triển các sản phẩm là đặc sản của vùng miền gắn với chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng… sẵn sàng thích ứng với thách thức và xu thế phát triển của thời đại.
Mặt khác, khơi thông cơ chế chính sách phát triển làng nghề, gắn nghề truyền thống với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nâng cao giá trị, thương hiệu, xúc tiến thương mại để sản phẩm làng nghề Hà Nội vươn tới thị trường có giá trị cao; gắn hoạt động làng nghề với phát triển kinh tế xanh, dịch vụ xanh, công nghiệp văn hóa… Đặc biệt là chú trọng thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng tuần hoàn. Nông thôn mới kiểu mẫu Hà Nội phát triển trên nền tảng kinh tế bền vững!
Với hạ tầng văn hóa – xã hội, các địa phương cần xây dựng, triển khai các cơ chế ứng dựng thành tựu công nghệ trong quản trị nông thôn hướng tới “nông thôn thông minh”; phát huy sức mạnh cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị truyền thống mang đặc trưng riêng có của mỗi làng quê, trong đó chú trọng không gian di sản, không gian kiến trúc, nghệ thuật dân gian. Đặc biệt, cần kết hợp hài hòa giá trị truyền thống và thời đại để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu Hà Nội với những làng quê khang trang, yên bình, thật sự là không gian xanh, là nơi đáng sống – nơi người dân được thụ hưởng và cùng cộng đồng tạo dựng những giá trị mới trong đời sống văn hóa – xã hội.
Như thế, nông thôn mới kiểu mẫu của Hà Nội chắc chắn sẽ là những miền quê đáng sống với đặc trưng riêng có của đất “văn hiến”, đất “trăm nghề” phát triển hài hòa, bền vững cùng xu thế thời đại.
PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển
Nguyên giám đốc Sở KHCN – MT Hà Nội
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị