Tại sao ngủ đủ giấc mà mắt vẫn thâm quầng?

Tại sao ngủ đủ giấc mà mắt vẫn thâm quầng?

Có nhiều người ngủ đủ giấc nhưng mắt vẫn bị thâm quầng khiến gương mặt kém sắc, mất sức sống. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng này?

Lý giải vì sao ngủ đủ giấc nhưng vẫn bị thâm quầng mắt?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, lớp biểu bì vùng quanh mắt mỏng manh và rất nhạy cảm. Bên dưới lớp biểu bì mỏng manh này là một mạng lưới mao mạch dày đặc. Khi bạn thức khuya, bị stress hay mệt mỏi, các mao mạch này nhanh chóng giãn nở, vỡ ra và xuất hiện quầng thâm.

tham quang 4

Mắt bị thâm quầng không chỉ do thiếu ngủ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh minh họa)

Nhưng sự thật mắt bị thâm quầng không phải chỉ là do thiếu ngủ gây ra. Nhiều người có thời gian ngủ tính ra cũng không ít, nhưng quầng mắt vẫn thâm. Vấn đề này có thể là vì giấc ngủ tuy lâu nhưng không hẳn đã sâu và ngon giấc, khiến cơ thể vẫn phát sinh mệt mỏi, uể oải.

Ngoài ra, một nguyên nhân thâm mắt khác cũng thường gặp phải là ở những người có tuổi, làn da mất dần tính đàn hồi và khả năng tái tạo da, làm cho quầng thâm nổi bật hơn mặc dù họ vẫn ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Nguyên nhân ngủ đủ giấc mắt vẫn thâm quầng khác

– Do cơ thể thiếu nước: Khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn tới các mạch máu dưới vùng da nhạy cảm ở mắt bị sưng lên, gây ra bọng mắt và thâm.

– Do đi nắng nhiều: Ánh nắng mặt trời là “kẻ thù” lớn nhất của làn da và đôi mắt, vì ánh nắng có thể khiến các hắc tố melanin dưới da tăng cao, làm da bị sạm đen và lão hóa trầm trọng, nhất là vùng da quanh mắt.

– Do thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc uống nước quá ít cũng dẫn tới biểu hiện thâm ở vùng da mắt.

– Do thói quen sinh hoạt không điều độ: Thói quen thức khuya, dụi mắt, sử dụng điện thoại và máy tính liên tục cùng việc vệ sinh mắt không đúng cách sẽ làm tổn thương vùng da dưới mắt, dẫn đến vùng da mắt bị tối màu, thiếu sức sống.

– Do ăn mặn hoặc dị ứng: Ngoài việc đối phó với quầng thâm và nếp nhăn ở mắt, chúng ta còn phải tránh việc mắt bị sưng bọng.

–  Quầng mắt có thể di truyền trong gia đình

– Phân bố sắc tố không đều, đặc biệt là ở những người da màu, người da đen và người châu Á

– Cọ xát hoặc dụi mắt.

tham quang 1

Ảnh minh họa

Cách chăm sóc mắt tại nhà ngăn ngừa các nguyên nhân gây thâm mắt

Muốn ngăn ngừa và phòng tránh các nguyên nhân thâm mắt, hãy áp dụng những biện pháp đơn giản nhưng cực hiệu quả sau đây:

– Chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng hai thìa trà lạnh hoặc một túi trà đông lạnh bọc vào một khăn mềm để tạm thời làm giãn nở và đổi màu các mạch máu ở dưới mắt.

– Gối đầu: Nâng cao đầu bằng hai hoặc nhiều chiếc gối có thể ngăn chặn sự phồng lên khi dịch ứ lại ở mi dưới.

– Massage và bôi kem dưỡng mắt vào mỗi buổi tối: Nhẹ nhàng chấm kem, vỗ nhẹ và vuốt đều kem từ giữa ra tới đuôi mắt bằng ngón áp út.

tham quang 6

Ảnh minh họa

– Ngủ nhiều hơn: Mặc dù giấc ngủ ngắn ban đêm không phải luôn luôn gây ra quầng mắt nhưng thiếu ngủ sẽ khiến bạn trông xanh xao hơn và mắt trũng hơn hoặc quầng mắt trở nên rõ rệt hơn.

– Thư giãn vùng mắt: Dùng miếng bông tẩy trang thấm nước trà hoặc dùng túi lọc trà còn ấm, vắt bớt nước rồi đắp lên mắt bị thâm quầng để làm tăng lượng tuần hoàn máu đến các mô, giúp thư giãn các cơ xung quanh mắt. Chất tanin trong trà có tác dụng giảm thiểu tình trạng sưng tấy và làm sáng da.

 

Bạn cũng có thể thích