VN-Index giảm 9 điểm trong phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ

Cụ thể, VN-Index chịu áp lực điều chỉnh ngay từ đầu phiên sáng với việc gia tăng thanh khoản ở chiều bán chủ động ở hầu hết các nhóm ngành. Kết phiên giao dịch ngày 4/5, VN-Index giảm 8,51 điểm (-0,81%) về mức 1.040,61 điểm.

Độ rộng trên HOSE tiêu cực với 247 mã giảm điểm (04 mã giảm sàn), 143 mã tăng điểm (10 mã tăng trần) và 55 mã giữ giá tham chiếu. HNX-INDEX tích cực hơn tăng 0,67 điểm (0,32%) lên 208,15 điểm, độ rộng tiêu cực với 94 mã giảm điểm (11 mã giảm sàn), 78 mã tăng điểm (10 mã tăng trần) và 66 mã giá tham chiếu.

b111ff540e5784b3b477491aec98fb54
VN-Index giảm 9 điểm sau kỳ nghỉ lễ. Ảnh minh họa

Trong khi đó, thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 11.775,32 tỷ đồng được giao dịch, cải thiện tốt trên sàn HNX và ở một số nhóm ngành. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị 325,17 tỷ đồng trên HOSE, tập trung ở nhóm ngân hàng, chứng khoán. Mua ròng trên HNX với giá trị 12,41 tỷ đồng.

Theo Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), các thông tin quan trọng ảnh hưởng đến phiên giao dịch hôm qua (4/5) là FED tiếp tục tăng lãi suất 0,25% trong lần thứ 10 và EVN tăng 3% giá bán lẻ điện bình quân từ 1.864,44 đồng lên 1.920,37 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Do đó, những thông tin trên ảnh hưởng đến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, ngân hàng và nhóm cổ phiếu sản xuất. Trong đó nhóm ngân hàng đa phần có diễn biến giảm điểm như PGB (-5,48%), LPB (-2,50%), VCB (-2,21%), CTG (-2,08%).. ngoài một số tích cực như ACB (+2,07%), MSB (+2,13%)…

Nhóm cổ phiếu sản xuất chịu áp lực giảm điểm trước thông tin giá điện tăng như thép, hóa chất, phân bón… với SMC (-2,88%), HPG (-1,62%), CSV (-3,08%), DGC (-0,97%), DPM (-2,38%), DCM (-1,48%)… trong khi một số mã nhóm ngành điện có diễn biến tích cực như BTP (+2,69%), PPC (+0,98%), NT2 (+0,48%)…

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng có diễn biến tăng giá tích cực với thanh khoản đột biến, cụ thể như AGR (+6,96%), VIX (+6,93%), BSI (+3,08%), VDS (+2,97%), MBS (+2,38%)…

Nhóm mã đầu tư công, xây dựng vật liệu xây dựng có thanh khoản gia tăng mạnh trở lại với C4G (+6,90%), LCG (+3,40%), PLC (+3,18%), HT1 (+2,91%)…

Nhóm cổ phiếu bất động sản phân hóa mạnh, đa số chịu áp lực điều chỉnh như NVL (-5,24%), TDC (-2,94%), SCR (-2,55%), HDC (-2,00%).. ngoài một số mã vẫn có diễn biến tích cực như API (+9,45%), NHA (+3,09%), NTL (+2,42%), NLG (+1,65%)…

Bênh cạnh đó thị trường vẫn tập trung ở nhiều mã có kết quả kinh doanh Quí I/2023 cải thiện, tăng trưởng tốt trong các ngành nghề như BMP (+6,46%), VOS (4,21%), DTD (9,94%), LHG (+5,14%)…

Lực cầu thưa thớt dần xuất hiện trở lại trong phiên chiều đã phần nào giúp cho VN-Index thu hẹp đà giảm. Tuy nhiên thanh khoản bán chủ động bất ngờ gia tăng mạnh trở lại về cuối phiên khiến VN-Index mất điểm nhanh chóng và giảm về vùng 1040.

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2305 giảm 7,5 điểm (-0,72%), mức chênh lệch thu hẹp còn -4,64 điểm so với VN30. Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm, khối lượng hợp đồng mở (OI) giảm. Các kỳ hạn lớn hơn chênh lệch từ -10,14 điểm đến -12,24 điểm cho thấy các nhà đầu tư vẫn chưa có kỳ vọng lạc quan về triển vọng tăng trưởng của VN30.

Các chuyên gia của VCBS cho rằng, với diễn biến hiện tại, xác suất VN-Index giảm về khu vực đáy cũ quanh 1015 – 1020 vẫn cần được tính đến. Vì vậy, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn giữ tâm lý thận trọng, chủ động bán những mã cổ phiếu đã giảm dưới vùng hỗ trợ và chỉ duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn từ 20 – 30%.

Nguồn: Báo doanhnghiepthuonghieu

Bạn cũng có thể thích