TP Hưng Yên: Làm long nhãn – Nghề truyền thống của làng

TP Hưng Yên: Làm long nhãn – Nghề truyền thống của làng

Cứ mỗi mùa nhãn chín, người quê Hưng Yên lại tỏa đi các tỉnh thành khác trong cả nước thu mua nhãn quả chở về, hoặc tổ chức xoáy long và sấy khô ngay tại chỗ rồi mới chuyển về cất giữ chờ được giá bán dần.

tm-img-alt

Cùng với các nghề truyền thống có từ lâu đời ở thành phố Hưng Yên như làm mũ, dệt vải, dệt đay, nuôi ong lấy mật… thì làm long nhãn cũng đã có truyền thống hàng trăm năm qua, bởi quả nhãn trồng trên đất ở thành phố Hưng Yên nói riêng được đánh giá là ngon và chất lượng, là món quả đặc sản không đâu sánh được, đặc biệt một số giống nhãn quý hiếm như đường phèn, cùi cổ cũng chỉ còn duy nhất có ở thành phố Hưng Yên.

Trước đây nghề làm long nhãn chỉ chủ yếu là nhãn nội, mỗi năm một vụ thu hoạch từ khoảng tháng 7 đến tháng 9 nên số lượng long làm ra không nhiều, giá thành vì thế rất đắt và quý hiếm, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng lớn ở các thành phố, hoặc chỉ dành để làm vị thuốc bốc thang của các thầy lang.

tm-img-alt

Cứ mỗi mùa nhãn chín, người quê Hưng Yên lại tỏa đi các tỉnh thành khác trong cả nước thu mua nhãn quả chở về, hoặc tổ chức xoáy long và sấy khô ngay tại chỗ rồi mới chuyển về cất giữ chờ được giá bán dần. Bây giờ có thêm nguồn nhãn quả từ các nước Campuchia, Lào và đặc biệt số lượng lớn nhãn quả được cung cấp quanh năm từ Thái Lan, giúp cho lửa các lò sấy của các làng nghề làm long nhãn ở thành phố Hưng Yên nóng quanh năm.

Theo số liệu cung cấp của Phó Chủ tịch UBND xã Phương Chiểu – ông Vũ Văn Thưởng và Chủ tịch UBND xã Hồng Nam – ông Nguyễn Ngọc Hưng, thì tổng số cơ sở làm long nhãn của 2 xã là 49 hộ gia đình (Phương Chiểu 37 lò sấy long, Hồng Nam 12 lò sấy long). Được biết giá xoáy long tươi 4.000 đồng/kg, mỗi người một ngày làm đủ công sẽ xoáy được từ 40 đến 50 kg nhãn quả tươi, cho thu nhập khoảng 200.000 đồng.

Nhân lực xoáy long nhãn quả tươi chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em. Nhiều cụ ông, cụ bà trên dưới 80 tuổi vẫn có thu nhập cả trăm ngàn đồng mỗi ngày.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Phương Chiểu Vũ Văn Thưởng thì nghề làm long không phải lao động nặng nhọc, chủ yếu đòi hỏi sự cần cù, chính vì thế mỗi dịp nghỉ hè, các cháu học sinh phổ thông tham gia xoáy long nhãn cũng cho thu nhập khá, theo khảo sát của xã thì có cháu có thu nhập cả chục triệu đồng, một phần đỡ cho cha mẹ các khoản đóng học, mua thêm sách vở học tập.

Nếu tính số lượng trung bình một lò sấy long nhãn, mỗi ngày sản xuất từ 2,5 tấn đến 3,5 tấn long, sẽ cần khoảng 40 đến 60 nhân công xoáy nhãn tươi, sẽ thấy số nhân khẩu tập trung cho nghề làm long chiếm đa số người dân của xã.

Theo một số các chủ lò của xã Phương Chiểu và xã Hồng Nam thì lò sấy long nhãn bây giờ chủ yếu là lò đốt củi và lò điện sấy hơi, có đồng hồ điện tử tự động đo nhiệt  độ của lò, vì thế chất lượng long thơm ngon, độ dẻo và chất lượng, màu sắc cánh gián cũng đẹp hơn rất nhiều, đặc biệt không bị nhiễm động các khí thải so với sấy thủ công bằng than bùn, than kíp lê trước kia.

tm-img-alt

Long nhãn sau khi sấy khô đạt chất lượng sẽ được bảo quản bởi hệ thống kho lạnh tại chỗ của các chủ lò, sau đó sẽ được các thương lái và các doanh nghiệp thu mua với giá ổn định, chủ yếu là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch.

Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, Chủ tịch UBND xã Hồng Nam thì nghề làm long nhãn đã giúp cho đời sống người dân có thu nhập ổn định, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của người dân về phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự của địa phương.

Một số hình ảnh người dân làm long nhãn:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích