Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì? Các hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì? Các hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là một trong những hình thức gửi tiền phổ biến nhất hiện nay. Vậy, Tiền gửi có kỳ hạn là gì? Nên gửi tiết kiệm kỳ hạn bao nhiêu?

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì?

Khái niệm tiền gửi có kỳ hạn là gì được trình bày rõ tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 49/2018/TT-NHNN. Cụ thể, tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng, với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng. Cá nhân khi gửi tiết kiệm có thể gửi bằng tiền Việt (VND), đô la Mỹ (USD) hay đồng Euro (EUR).

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là một trong những hình thức gửi tiền phổ biến nhất hiện nay. Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng chỉ có thể nhận tiền gốc và tiền lãi trong trường hợp kỳ hạn đã kết thúc. Nếu rút toàn bộ hoặc một phần số tiền trước kỳ hạn thì mức lãi suất được tính theo hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất này được tính trong thời gian 1 năm (365 ngày), dù quý khách chọn gửi trong kỳ hạn bao lâu.

Các hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Nhu cầu gửi tiết kiệm của mỗi khách hàng là khác nhau. Vì vậy, các ngân hàng thường áp dụng nhiều hình thức tiền gửi có kỳ hạn đa dạng để phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Cụ thể các hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn phổ biến bao gồm:

1. Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng

Đây là kỳ hạn gửi tiền ngắn nhất hiện nay. Giả sử quý khách đang có khoản tiền nhàn rỗi nhưng cần dùng thường xuyên hoặc cần dùng bất chợt thì lựa chọn gửi kỳ hạn 1 tháng khá phù hợp. Ngoài ra, quý khách cũng có thể chọn gửi thử trước 1 tháng để đánh giá lãi suất, mức độ uy tín hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng của ngân hàng đó trước khi quyết định gửi lâu hơn. So với gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì lãi suất khi gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng khá cao. Tuy nhiên, nếu so sánh với các kỳ hạn dài hơn khác thì mức lãi suất này vẫn thấp hơn.

2. Gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng hoặc 5 tháng

Lãi suất khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 – 5 tháng cao hơn so với 1 tháng. Hình thức này phù hợp với các đối tượng như người đã nghỉ hưu, công nhân viên chức có mức lương ổn định mỗi tháng và thường không cần tiền gấp.

3. Gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 6 – 12 tháng

Thời gian gửi càng lâu, mức lãi suất càng cao. Đặc biệt, khi quý khách chọn gửi tiền có kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng. Đây là kỳ hạn được nhiều khách hàng lựa chọn nhất hiện nay. Bởi lẽ, mức lãi suất vừa hấp dẫn nhưng thời gian xoay vòng vốn cũng không quá dài. Nếu sở hữu một số tiền nhàn rỗi và chắc chắn không có nhu cầu huy động vốn ngay thì kỳ hạn 6 – 12 tháng là sự lựa chọn hợp lý.

4. Gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng

Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng là mức lãi suất cao nhất hiện nay. Đặc biệt, nhiều ngân hàng thường khuyến khích khách hàng gửi lâu hơn bằng cách áp dụng các chương trình ưu đãi, chính sách cộng thêm lãi suất.

Ngoài ra, ưu điểm khi chọn gửi tiết kiệm trong kỳ hạn 12 tháng là có thể giúp quý khách hạn chế bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế thị trường. Khi thế giới đối mặt với đại dịch Covid-19, lãi suất có xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu gửi tiết kiệm trước khi đại dịch xảy ra với kỳ hạn trên 12 tháng thì mức lãi suất quý khách nhận được không bị ảnh hưởng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Công thức tính lãi suất tiền gửi có kỳ hạn

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn theo ngày:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày gửi thực/365

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn theo tháng:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm)/12 x số tháng gửi

Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn theo năm:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số năm gửi

Ví dụ: Quý khách sở hữu số tiền nhàn rỗi là 200,000,000 đồng và gửi tiết kiệm ngân hàng với kỳ hạn 1 năm. Lãi suất ngân hàng đưa ra là 6%/năm. Khi kỳ hạn kết thúc, số tiền lãi tiết kiệm quý khách nhận được trong trường hợp này được tính như sau:

Số tiền lãi = 200,000,000 x 6% = 12,000,000 đồng

Nếu chọn gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền lãi quý khách nhận được là:

Số tiền lãi = 200,000,000 x 6% x 180/365 = 5,917,808 đồng

Lưu ý: Trong trường hợp trên, giả định cả 6 tháng mà quý khách gửi đều có 30 ngày/tháng. Do đó mà số ngày gửi thực là 180 ngày. Hơn nữa, công thức tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn còn bao gồm nhiều yếu tố như phụ phí hay tỷ lệ lạm phát,… Số tiền lãi nhận được trên thực tế của quý khách có thể thấp hơn so với công thức lý thuyết.

Phân biệt tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn

Dưới đây là bảng phân biệt cụ thể tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn, quý khách có thể tham khảo:

Yếu tố Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn
Kỳ hạn Kỳ hạn gửi linh động: từ 1 – 3 – 5 – 6 – 12 – 18 – 24 – 36,… tháng Không có quy định kỳ hạn
Lãi suất Dao động từ 5.6 – 8.9%/năm Trung bình dưới 1%/năm
Hạn mức tối thiểu Hạn mức tối thiểu từ 500,000 đồng Tùy ngân hàng
Phương thức trả lãi Trả lãi cuối kỳ hạn tiết kiệm. Bao gồm 2 hình thức: trả lãi định kỳ và trả vào thời điểm tất toán.
Khả năng tất toán trước kỳ hạn Quý khách có thể tất toán số tiền trước kỳ hạn nhưng phải thông báo cho ngân hàng. Ngoài ra, quý khách chỉ được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn. Khách hàng có thể rút linh động bất kỳ lúc nào và được nhận lãi suất không kỳ hạn như ban đầu.
Mức độ rủi ro Quý khách được hưởng mức lãi suất cố định trong thời gian gửi, hạn chế chịu ảnh hưởng bởi biến động của tài chính. Rủi ro lãi suất giảm cao

H.Hà (T/h)

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích