Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)

Bảo tàng cố cung Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) được xây dựng vào năm 1925, nổi tiếng với thiết kế cổ kính cùng với bộ sưu tập phong phú. Nhưng ít ai biết rằng, bảo tàng này đã có một chi nhánh thứ 2 với thiết kế hiện đại tại thành phố Gia Nghĩa, Đài Loan (Trung Quốc) được khai trương năm 2016.

Bảo tàng cố cung Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) đã mở rộng qui mô triển lãm của mình bằng cách thành lập một chi nhánh mới ở phía Nam Đài Loan năm 2016, do kiến trúc sự Kris Yao thiết kế.

Bảo tàng này phản ánh những nỗ lực không ngừng nhằm đầu tư vào các dịch vụ văn hóa ở các khu vực bên ngoài Đài Bắc. Thiết kế bảo tàng của Yao được lấy cảm hứng từ rồng, voi và ngựa, đại diện cho ba nền văn minh chính của châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư.

Bảo tàng bao gồm ba khối nhà hình dạng khác nhau, lấy cảm hứng từ ba nét thư pháp Trung Quốc. Đây là một công trình kiến trúc – điêu khắc đầy cảm xúc nằm giữa cánh đồng lúa xanh.

Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Hình ảnh bảo tàng nhìn từ trên cao. Ảnh: Nspriment

Các loài động vật đã được biến đổi thành các cấu trúc tinh gọn khắc họa vẻ đẹp và sự giao thoa giữa ba nền văn hóa châu Á. Chi nhánh phía Nam ra đời với sứ mệnh: “Cân bằng Nam Bắc – Văn hoá đều phong phú”.

Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Ba khối nhà này có chức năng khác nhau. Ảnh: Taiwan culture

Khu bảo tàng có diện tích 70 hecta, bao gồm khu nhà bảo tàng, khu vườn sinh thái và hồ nhân tạo. Khuôn viên ngoài của bảo tàng còn là một nơi đi bộ, vận động ngoài trời yêu thích của người dân địa phương và du khách. Nằm giữa một cánh đồng xanh, công trình như nét thư pháp trên bức tranh thủy mặc yên bình.

Cố cung Đài Bắc và Cố Cung phía Nam có địa vị ngang nhau, cùng nhau hợp tác và phát triển, định hướng trong tương lai trở thành hai thủ phủ văn hóa hàng đầu Đài Loan, hướng tới giá trị văn hóa – nghệ thuật bền vững ở hai miền.

Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Bên trong Bảo tàng Cố cung Nam Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Taiwan Daily
Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Bên trong Bảo tàng Cố cung Nam Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Taiwan Daily

Tổng diện tích của chi nhánh phía Nam – Bảo tàng Cố cung Quốc gia cũng là 70 hecta, trong đó khu viện bảo tàng rộng 20 hecta, khu khuôn viên 50 hecta.

Nhìn bên ngoài, thì Cố cung phía Nam nhỏ hơn Cố cung Đài Bắc, tuy nhiên, không gian lại thoáng đãng và tầm nhìn rộng mát hơn nhiều.

Nếu như Cố cung Đài Bắc mang dáng vẻ uy nghi, vững chãi của Hoàng gia, thì Cố cung phía Nam toát lên vẻ trầm mặc và đầy bí ẩn như một tác phẩm thư pháp. Lối đi chính của bảo tàng bắt đầu từ hai phía của cây cầu ngắm cảnh Jhihmei (Cầu Chí Mỹ).

Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Cố Cung Đài Bắc tại Sỹ Lâm, Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: Viator

Cây cầu hình vòng cung theo lối thủ pháp “tuyển nhiễm”, đan xen và kết nối hai công trình thực thể – “Tòa nhà Moyun” (Mặc Vận Lầu) và hư thể – “Tòa nhà Feibai” (Phi Bạch Lầu).

Bên cạnh đó, ba lối thiết kế này đồng thời tượng trưng cho ba nền văn minh cổ là Trung Hoa, Ấn Độ và Ba Tư. Nhờ sự giao thoa của ba nền văn minh này mà văn hóa –nghệ thuật Á Châu mới có thể phát triển đa dạng và rực rỡ như ngày hôm nay.

Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Trước bảo tàng là một hồ nước lớn. Từ cổng vào, sau khi băng qua một cây cầu cong dành cho người đi bộ, du khách sẽ đi bên dưới khối nhà kính và đến một vườn tre yên tĩnh trước khi vào bảo tàng. Ảnh: Arch Daily
Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Tại sảnh chính có một bức tường kính lớn nhìn ra hồ và cảnh quan xung quanh. Ảnh: Arch Daily
Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Mặt ngoài của khu nhà “đặc” bao gồm hơn 36.000 mẩu nhôm đúc dạng “đĩa” gắn liền với các bề mặt cong, mô tả các mẫu đồng rồng và đám mây cổ bằng cách sử dụng thiết kế số hóa hiện đại. Ảnh: Arch Daily

Thêm một điểm đặc biệt nữa, chi nhánh phía Nam – Bảo tàng Cố cung Quốc gia đã vinh dự đạt chứng nhận kim cương về Kiến trúc Xanh và chứng nhận về công trình kiến trúc thông minh, khi là công trình có thể chống động đất, chống ngập lụt, bảo vệ môi trường và áp dụng nhiều công nghê thông minh, hiện đại theo tiêu chuẩn cao nhất.

Có một điều đặc biệt nằm ngoài khuôn viên Bảo tàng là vào lúc 18h20 (6h20 tối) sẽ có hoạt động trình diễn ánh sáng Laser trên cây cầu Chí Mỹ (Jhihmei).

Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Cầu Chí Mĩ vào ban đêm. Ảnh: Flickr

Thời gian trình diễn khoảng 15 phút và cũng rất hoành tráng, đủ để níu chân du khách tới hoàng hôn. Dưới ánh hoàng hôn, tổng thể kiến trúc của Bảo tàng cố cung phía Nam hiện lên như một bức tranh thư pháp thủy mặc.

Thiết kế ấn tượng của Bảo tàng Cố Cung phía Nam Đài Loan (Trung Quốc)
Bảo tàng khi hoàng hôn xuống. Ảnh: Taiwan Daily

Bảo tàng Cố cung Quốc gia chi nhánh phía Nam đặt mục tiêu xây dựng bộ sưu tập bằng tư duy vĩ mô về lịch sử thế giới, đồng thời nỗi lực thông qua kết hợp đa lĩnh vực, mượn trưng bày các tác phẩm quốc tế… để lên kế hoạch triển lãm đặc sắc, và tiếp tục cho ra mắt các hoạt động quảng bá văn hoá nghệ thuật phong phú mới lạ, để du khách được thưởng thức những bữa tiệc nghệ thuật khó quên.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích