Hàng hóa do Người mù Việt Nam sản xuất vươn ra thị trường quốc tế

Tại Hội thảo khoa học Tư tưởng “Tàn nhưng không phế” của Bác Hồ với người khiếm thị nhân dịp kỷ niệm 65 năm thực hiện lời dạy của Người, diễn ra vào sáng 3/12 do Trung ương Hội Người mù Việt Nam tổ chức đã nêu những thành tích nổi bật trong các năm qua.

Tiểu biểu như Hội Người mù  tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua đã tổ chức 70 khóa đào tạo nghề cho 1158 học viên là người mù, người khuyết tật trên địa bàn và tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Đến nay tỉnh Hội đã thành lập 1 công ty, 5 hợp tác xã và 3 cơ sở sản xuất trực thuộc, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 290 lao động là người mù, người khuyết tật.

Ảnh Internet 

Nhờ nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia, hội đã triển khai 580 dự án cho vay với 6.800 lượt hộ vay, tổng số vốn cho vay trên 38 tỉ đồng từ kênh Trung ương Hội và kênh địa phương tỉnhh để phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh những ngành nghề như xoa bóp, sản xuất tăm tre, chổi đót, hương trầm… Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký hợp đồng với công ty ươm giống cây trồng lâm nghiệp bên Pháp để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.
 Gần 860.000 sản phẩm mành tre đan do hội sản xuất được xuất khẩu sang Pháp với tổng giá trị hơn 4 tỷ đồng.

Ảnh Internet 

Hay như Trung tâm Đào tạo, Phục hồi chức năng, hơn 20 năm qua đã không ngừng mở rộng nội dung và các loại hình đào tạo cho người khuyết tật. Đến nay, trung tâm đã tổ chức được 85 khóa học cho hơn 6000 lượt học viên với 23 loại hình lớp như: đào tạo nghiệp vụ công tác Hội, giáo viên dạy chữ Braille, phục hồi chức năng, xoa bóp bấm huyệt, tin học, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác xã hội…

Trung tâm cũng phối hợp  với Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, trường Cao đẳng Y dược Thăng Long, tổ chức đào tạo lớp Y sĩ Y học cổ truyền đầu tiên dành cho người mù.

Bà Đinh Việt Anh – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người mù Việt Nam, hội đang quản lý gần 400 cơ sở cùng nhiều tổ nhóm sản xuất, dịch vụ với gần 7000 lao động từ các ngành nghề thủ công, mĩ nghệ, xoa bóp bấm huyệt, cung ứng hàng hóa… Doanh thu của các cơ sở và thu nhập của người lao động từng bước tăng lên. Có đơn vị đã có hàng xuất khẩu.

Người khiếm thị tuy mắt đi đôi mắt, song ý chí và nghị lực của họ mới là “ánh sáng” dãn đường để tự tin hoà nhập với cộng đồng. Rất nhiều những hội người mù trên các tỉnh thành đã và đang hoạt động tích cực, mang lại những thành tích đáng nể.

Như Hội người mù huyện Thạch Thành, Thanh Hoá với tổng số vốn là 45 triệu đồng; duy trì dịch vụ xoa bóp bấm huyệt và sản xuất dịch vụ tăm tre nhân đạo với tổng doanh thu đạt 340 triệu đồng, tạo việc làm cho 9 hội viên có mức lương từ 850 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/người/tháng..

Hoạt động tích cực với Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Hội Người mù Quảng Bình đã tạo việc làm và thu nhập cho nhiều hội viên phát triển kinh tế.

Nguồn: hoanhap.vn

Bạn cũng có thể thích