Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới

Công trình kiến trúc vĩ đại bậc nhất của người Hồi giáo tại Ấn Độ thu hút 4 triệu du khách tham quan mỗi năm được xây dựng dưới thời Hoàng đế Mughal Shah Jahan vào năm 1632.

Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Đền Taj Mahal làm bằng đá cẩm thạch trắng, nơi an nghỉ cuối cùng của hoàng đế Mughal Shah Jahan và vợ của ông – Mumtaz Mahal khánh thành từ năm 1653 ngày ngày thu hút hàng chục nghìn du khách quốc tế tới tham quan.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Taj Mahal thuộc thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, cách thủ đô New Delhi (Ấn Độ) gần 4 giờ di chuyển bằng ô tô. Công trình đã được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Ngôi đền gắn liền với câu chuyện tình yêu của Vua Shah Jahan và Hoàng hậu Mumtaz Mahah. Năm 1631, ở tuổi 39, hoàng hậu đã qua đời sau khi sinh người con thứ 14. Theo truyền thuyết, nhà vua rất đau buồn, và chỉ sau một đêm, tóc ông đã bạc trắng hết. Để tưởng nhớ người vợ yêu dấu của mình, vua Shah đã cho xây dựng lăng mộ Taj Mahal trong suốt 16 năm (có nơi nói là 22 năm), từ năm 1632 đến năm 1648. Bản thiết kế lăng mộ được dựng theo hình dung của Vua Shah.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Nhà vua cho rằng đây là công trình ông từng thấy trong giấc mơ, nơi hoàng hậu thân yêu đi về sau khi qua đời. Ngài đã cùng kiến trúc sư số một Ấn Độ thời đó là ông Ahmad Lahori tạo nên kỳ quan này.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Lối vào khu phức hợp của đền được tạo thành từ những cổng vòm lớn bằng gạch đất sét có trang trí hoa văn. Đó là những tòa nhà hình chữ nhật gần giống như một pháo đài, hoàn chỉnh với các tháp pháo và rất nhiều dòng chữ Koran trang trí trên khung của các cánh cửa.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Bên trong đó là các khu vườn với những con đường lát đá được thiết kế tỉ mỉ, thảm hoa nhô cao và hồ nước phản chiếu tuyệt đẹp.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Ngoài ra còn có đài phun nước, đại lộ cây cối trải dọc lối đi.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Khu lăng mộ chính được xây cao với phần sân xung quanh rộng rãi, từ đây có thể dễ dàng nhìn ngắm toàn cảnh xung quanh.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Công trình chủ yếu xây bằng đá cẩm thạch trắng – gam màu chủ đạo của các kiến trúc Hồi giáo, được miêu tả là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Lăng có một cửa vào, một cửa ra, còn lại đóng. Đây cũng là nơi du khách có thể cảm nhận nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo tinh xảo của đế chế Mughal khi xưa.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp…
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Để xây dựng, nhiều thợ xây, cắt đá, khảm, hoạ sĩ, thư pháp từ khắp Trung Á, Iran… được huy động.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Khung cảnh huyền ảo của Taj Mahal vào lúc hoàng hôn khi ánh sáng Mặt trời dần tắt để lại chút ánh sáng le lói chiếu xuống đá cẩm thạch trắng.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Các bức tường sa thạch đỏ bao quanh quần thể Taj Mahal ở 3 mặt là những nét đặc biệt của công trình này.
Công trình kiến trúc vĩ đại nhất của người Hồi giáo được bình chọn kỳ quan thế giới
Thường xuyên được các trang du lịch bình chọn là nơi phải đến một lần trong đời, Taj Mahal trở thành điểm dừng chân có ý nghĩa khi đến Ấn Độ. Hiện lăng mộ này nằm trong tuyến tham quan Delhi – Agra – Jaipur. Công trình được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983 và mô tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”.

Đền Taj Mahal mở cửa phục vụ khách tham quan từ 6h sáng đến 7h tối mỗi ngày (trừ thứ 6 đóng cửa để cầu nguyện). Đền Taj Mahal cũng cho phép mọi người ngắm đêm vào mỗi ngày trăng tròn từ 8h30 tối cho đến 0h30 sáng; cộng với 2 ngày trước và 2 ngày sau trăng tròn (tổng cộng 5 ngày) trừ thời gian tháng Ramadan hàng năm.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích