Con cái hưởng phúc nhờ tích đức của cha mẹ

Con cái hưởng phúc nhờ tích đức của cha mẹ

Lưu lại của cải cho con cháu, chúng ckhông giữ được. Lưu lại sách vở cho con cháu, chúng cũng không đọc được. Chỉ có lưu lại âm đức cho con cháu mới là lối ra cần thiết nhất cho chúng.

Thời đại ngày nay, nhiều người thiếu hiểu biết, không biết cách hiếu thảo với cha mẹ, không kính trọng người lớn tuổi và chiều chuộng con cháu. Hậu quả là khi lớn lên, đứa trẻ không vâng lời cha mẹ, không tôn trọng bản thân, vi phạm kỷ luật và làm bại hoại truyền thống gia đình.

Những hiện tượng trên có thể thấy ở khắp mọi nơi trong xã hội ngày nay, nhiều đến mức không thể liệt kê hết.

Lý do của tình trạng này rất đơn giản: Cha mẹ đã làm tiêu hao hết phúc báo của con trẻ.

Cha mẹ nuông chiều con cái hết mực, cứ tưởng rằng mình đang làm điều tốt cho con nhưng thực ra đang vô tình làm tiêu hao phúc đứng của chúng.

phuoc lanh Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Phước báo của con người đã có định số

Cho dù con bạn đã trưởng thành hay còn trẻ con, khi chúng đến với thế gian này, chúng đã mang theo phúc báo nhất định, kiếp số của chúng từ sớm đã có an bài.

Đối với mỗi chúng sinh, tất cả những gì ăn được, dùng được trong một đời đều do phước báo của đời trước, khi phước báo cạn kiệt thì vận mệnh cũng sẽ cạn kiệt. Do đó, hãy tích lũy và trân trọng phước lành.

Nhưng trong xã hội ngày nay, đạo đức bị đảo lộn, trắng đen đảo ngược, cha mẹ cho con ăn ngon mặc đẹp, dùng những gì tốt nhất nhưng lại quên dạy chúng cách tích lũy phúc báo, kỳ thực, đó chính là cách cha mẹ làm hao tổn phúc báo của con trẻ.

Để tránh làm hao tổn phúc báo của con trẻ, cha mẹ hãy tham khảo một vài cách làm này:

Không cần ăn ngon, chỉ cần hợp vệ sinh. Không cần phải quá đẹp, chỉ cần ấm là được.

Chỗ ở không nhất thiết phải xa hoa, ấm áp và hòa thuận là được. Đồ dùng không nhất thiết phải hàng hiệu, an toàn là được.

Trường không cần quá tốt, miễn là thầy cô có đạo đức và hiểu biết.

Lấy vợ không cần quá xinh đẹp, hấp dẫn, miễn sao biết quán xuyến việc nhà, nuôi dạy con cái, độc lập là được.

Lấy chồng không cần giàu có, đẹp trai, miễn là có thể nuôi sống gia đình, tránh thói hư tật xấu, tốt bụng là được.

Phúc có hạn, quý trọng phúc báo chớ tham lam

Người xưa đặc biệt coi trọng việc tích phúc, chỉ cần ăn đủ no, áo đủ ấm, họ không hề để ý đến những thứ khác.

Đặt được những gì bản thân mong muốn, đó là phúc báo; tham lam quá nhiều chỉ mang đến phiền muộn. Đắc được chưa chắc là hưởng thụ, hưởng thụ được nhiều tài sản, nhưng tiêu sài được cũng không nhất định là hết.

Sự kiêu ngạo và ngông cuồng tất yếu sẽ dẫn đến những ham muốn quá mức, dục vọng nhiều thì ắt vô đức. Đây không phải là tình yêu chân chính dành cho con trẻ, mà là đang hủy hoại chúng.

Hãy tận dụng cơ hội hiện tại, giáo dục con cái tiết kiệm, làm nhiều việc thiện, tích phúc và tu phước từ khi còn nhỏ. Chỉ khi biết trân trọng phước thì phước mới trường tồn.

phuoc lanh Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Cha mẹ tích đức, con cái hưởng phúc

Gia đình làm việc thiện thì phải có phúc, phúc còn lại này mới có thể che chở cho con cháu, nhưng nếu làm nhiều việc ác thì gia đình đó không thể trường tồn, con cháu chắc chắn sẽ khổ.

Người xưa dạy, lưu lại của cải cho con cháu, chúng cũng không giữ được; lưu lại sách vở cho con cháu, chúng cũng không đọc được; chỉ có lưu lại âm đức cho con cháu, mới là lối ra cần thiết nhất cho chúng.

Cổ nhân cũng từng nói: “Tích đức cho con cháu” cũng hàm ý rằng, nếu muốn tốt cho con hãy răn bản thân mình làm điều tốt, giúp đỡ nhiều người nhất có thể và khuyên bảo các con làm điều tương tự.

Con trẻ nếu như có thể thành đạt, không nhất thiết phải dùng đến tiền của vì dù chúng không đủ hoặc không xứng đáng với phúc lộc đó thì tiền của có để lại cũng sớm tiêu tan, vì thế hãy để lại âm đức cho con cháu mới thực sự khôn ngoan. Tiền nhân trồng cây, con cháu hưởng bóng mát, tổ tiên có đức, con cháu có phúc.

Là cha mẹ, chúng ta nên gieo phước cho con cái và làm nhiều việc thiện, có ích cho xã hội. Bằng cách này, con cái sẽ dần dần chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, chúng sẽ hiểu được đạo lý này. Sau này, chúng sẽ dùng những đạo lý đó để đi thật tốt chặng đường còn lại.

Bạn cũng có thể thích