Tác hại và giải pháp xử lý dầu mỡ, chất béo hiệu quả
Tác hại và giải pháp xử lý dầu mỡ, chất béo hiệu quả
Sau khi nấu ăn, hầu hết mọi người thường có thói quen đổ thức ăn thừa và dầu mỡ trực tiếp vào bồn rửa. Số lượng dầu mỡ thừa được thải ra hàng ngày từ các hộ gia đình, các tòa nhà, nhà hàng như thế có hại gì cho hệ thống xử lý nước thải không?
Cuộc sống hiện đại ngày nay đã làm thay đổi thói quen ăn uống của chúng ta rất nhiều. Chúng ta thường không có nhiều thời gian để chế biến món ăn nên thường xuyên ăn các món ăn chiên, xào,.. nhiều dầu mỡ. Phần đông những người khác thì ăn ở bên ngoài nhiều hơn. Vì thế các cửa hàng ăn uống cũng mọc lên ngày càng nhiều.
Sau khi nấu ăn, hầu hết mọi người thường có thói quen đổ thức ăn thừa và dầu mỡ trực tiếp vào bồn rửa. Số lượng dầu mỡ thừa được thải ra hàng ngày từ các hộ gia đình, các tòa nhà, nhà hàng như thế có hại gì cho hệ thống xử lý nước thải không? Nếu có thì giải pháp xử lý dầu mỡ nào là hiệu quả nhất? Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu giải pháp xử lý hữu hiệu của envi-eco.
Tác hại của dầu mỡ và chất béo
Tác động môi trường
Chất béo, dầu và mỡ gây ra các vấn đề lớn đối với đường ống thoát nước và hệ thống cống rãnh. Khi chúng được đổ xuống bồn rửa hoặc cống thoát nước thì chúng là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn. Khi chúng đi vào đường thoát nước mưa thì chúng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm ao, hồ, sông suối.
Tắc nghẽn đường ống
Chất béo, dầu mỡ ở dạng lỏng trông có vẻ không gây hại, nhưng khi nó lạnh nó đông đặc và bó cứng. Nó dính chặt vào bên trong đường ống thoát nước và hạn chế dòng nước thải gây tắc nghẽn đường ống. Sử dụng chất tẩy rửa có thể hữu ích nhưng điều này chỉ là tạm thời trước khi dầu mỡ trở nên đông đặc.
Ngoài ra, hệ thống đã đi vào vận hành mà đường ống bị tắc dẫn tới phải dừng toàn bộ hệ thống đã đi vào vận hành mà đường ống bị tắc dẫn tới phải dừng toàn bộ hệ thống xử lý lại gây ra tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp.
Trong nhiều trường hợp khi tính toán xây dựng ban đầu, kỹ sư thiết kế còn phải tính toán kích thường đường ống dẫn nước, kích thước của các bể chưa nước tăng lên đảm bảo quá trình sử dụng không tắc nghẽn.
Giảm hiệu quả xử lý nước thải
Dầu mỡ là hợp chất carbon khó phân hủy do kết cấu phân tử bền. Nên khi vào hệ thống xử lý nước thải sẽ gây cản trở, ức chế quá trình phát triển của vi sinh vật. Nhiều dầu mỡ trong nước, chúng cản trở khả năng hấp thụ oxi của vi sinh hoặc ngăn cản không khí hòa tan vào nước. Vi sinh do đó chết dần và các bể xử lý không còn hiệu quả, lúc này bọt nâu nâu nổi nhiều trên bề mặt bể hiếu khí, thậm chí là bọt tràn ra ngoài. Bể điều hòa gây mùi hôi khó chịu và gây bọt cho hệ thống.
Gây hỏng hóc thiết bị
Ngoài gây ra tắc nghẽn, dầu mỡ thừa cũng ảnh hưởng đến các thiết bị như cánh quạt bơm nước. Cánh khuấy, song chắn rác, đĩa thổi khí, máy châm hóa chất….Đây toàn là những thiết bị dễ bị ảnh hưởng bởi dầu mỡ thừa cho nên cho nên cần có biện pháp mạnh nhằm loại bỏ dầu mỡ thừa ra khỏi hệ thống xử lý nước thải.
Các giải pháp xử lý dầu mỡ thừa
Xử lý dầu mỡ bằng phương pháp thông thường
Với nhiều nguyên liệu có sẵn trong nhà như baking soda, giấm trắng, nước sôi sẽ giúp bạn dễ dàng thông tắc đường ống. Những phương pháp có tác dụng phá vỡ hình dạng của dầu mỡ, nhưng kết cấu vẫn giữ nguyên. Mỡ tan ra và tiếp tục di chuyển trong đường ống mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên các phân tử chất béo này sẽ tiếp tục đông cứng lại, gây tắc nghẽn đường thoát nước và phát sinh các vấn đề khác.
Xử lý bằng phương pháp vi sinh
Ưu điểm của vi sinh là có thể phân hủy dầu mỡ, vậy chúng phân hủy dầu mỡ như thế nào?
Các chủng vi sinh có trong vi sinh xử lý mỡ EnviZyme FOG Liquid sẽ dùng các phân tử dầu mỡ làm thức ăn, chúng sẽ tạo ra các enzyme của riêng chúng, sau đó enzyme này sẽ phá vỡ các phân tử dầu mỡ tạo thành axit béo và glyxerol. Vi sinh sẽ tiếp tục tiêu hóa axit béo và glixerol rồi chuyển đổi thành các thành phần cơ bản như nước và CO2. Sau đó, vi sinh hình thành tế bào và phân chia, làm tăng số lượng vi sinh. Cũng nhờ cơ chế này mà vi sinh có thể tiếp cận dầu mỡ ở xa và dầu mỡ không bị đông đặc ngược trở lại cũng như làm hư hại đường ống.
Ngoài ra, hương quế có trong sản phẩm sẽ trung hòa mùi hôi bên trong đường ống và bẫy mỡ.
So sánh phương pháp xử lý mỡ bằng hóa chất và bằng vi sinh
Phương pháp xử lý mỡ bằng hóa chất
- Hóa chất có tác dụng nhanh chóng nhưng chỉ ở những nơi mà hóa chất tiếp xúc được: Hóa chất thông đường ống thường có dạng lỏng, dạng bột, tinh thể,…nhưng về cơ bản chúng đều hoạt động theo cùng một cách. Các hóa chất này phản ứng với chất gây tắc nghẽn tạo ra khí và nhiệt. Giúp đường ống được thông thoáng.
- Có khả năng làm ăn mòn hệ thống đường ống: Các chất thông tắc đường ống sử dụng các hóa chất mạnh, nó sẽ giúp giải phóng đường ống có khả năng bị tắc nghẽn. Nhưng các phản ứng hóa học cũng sẽ khiến đường ống của ban tiếp xúc với nhiệt và khí sinh ra. Điều này làm cho đường ống bằng kim loại bị ăn mòn.
- Có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng: Chất tẩy thông cống thường là các hóa chất mạnh chẳng hạn như dung dịch kiềm, xút hoặc thuốc tẩy. Do mức độc hại cao nên chúng rất nguy hiểm và có khả năng gây bỏng hoặc ăn mòn da nếu tiếp xúc phải.
Phương pháp xử lý mỡ bằng vi sinh
Do vi sinh cần thời gian thích nghi và sinh trưởng nên có tác dụng chậm hơn hóa chất:
- Xử lý những đoạn bên trong đường ống: Thành phần của vi sinh xử lý mỡ là các chủng vi khuẩn có lợi, khi chúng vào hệ thống đường ống sẽ sử dụng dầu mỡ, chất hữu cơ làm thức ăn. Từ đó chúng sẽ sinh sôi và nhân lên số lượng rất nhiều và tiếp tục ăn dầu mỡ và các thải hữu cơ tích tụ này ở những đoạn sâu bên trong đường ống.
- Ngăn ngừa sự ăn mòn đường ống: Phương pháp xử lý dầu mỡ bằng chế phẩm sinh học, tận dụng lợi thế của các chủng vi sinh có lợi để ăn dầu mỡ và các chất thải hữu cơ và tạo ra CO2, nước và axit béo hòa tan. Vi sinh không gây bệnh, không chứa hoạt chất tẩy rửa mạnh và an toàn để xử lý, chính vì vậy không gây ăn mòn đường ống.
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng: Vì phương pháp này là biện pháp sinh học, sử dụng các chủng vi sinh an có lợi làm cơ chế tiêu hóa chất thải hữu cơ tích tụ và không gây bệnh. Nên an toàn với người sử dụng và môi trường.
Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị