Sửa đổi, phê duyệt nguồn kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích văn hóa

Sửa đổi, phê duyệt nguồn kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích văn hóa

Theo baochinhphu.vn –  Thứ sáu, 23/09/2022 08:00 (GMT+7)

Từ ngày 21/9/2022, chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch di tích sẽ được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

tm-img-alt
Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần (1225-1400) và hình thành nên không gian tôn giáo, văn hóa đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm.
Trong ảnh: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là Chùa Lân) nằm trên núi Yên Tử, là nơi được vua Trần Nhân Tông chọn làm nơi để tu hành. Đây vốn là một ngôi chùa lớn, với những công trình đồ sộ nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian, nay chỉ còn lại một vài dấu tích trên mặt đất. Năm 2002, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được xây dựng lại.

Chính phủ ban hành Nghị định 67/2022/NĐ-CP ngày 21/9/2022 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định  danh lam thắng cảnh.

Theo Nghị định số 166/2018/NĐ-CP, chi phí cho hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá quy hoạch di tích thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Quy hoạch.

Chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công. 

Còn chi phí đánh giá quy hoạch thì được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Theo Nghị định 67/2022/NĐ-CP mới ban hành này thì, tất cả các chi phí trên (gồm chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và chi phí đánh giá quy hoạch di tích) đều được sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nghị định 67/2022/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực 21/9/2022.

Nguồn: Báo Môi Trường và Đô Thị

Bạn cũng có thể thích