Sự tham gia của thanh niên đối với năng suất toàn diện (phần 4) – Các sáng kiến chính sách

Trên cơ sở phân tích số lượng lao động là thanh niên giữa các quốc gia thành viên APO đã cho thấy tỷ lệ thanh niên thất nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có những thay đổi tích cực về khoảng cách thất nghiệp. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở các nền kinh tế thành viên khác lại giảm đi tương đối theo thời gian. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp nhìn chung ở mức thấp nhưng khoảng cách thất nghiệp ở Thái Lan lại nằm trong số những quốc gia trầm trọng nhất. Cải thiện năng suất là một vấn đề quan trọng ở bất kỳ quốc gia nào, bao gồm quốc gia già hóa dân số và quốc gia có lực lượng thanh niên đông đảo. Như vậy, trong số các quốc gia thành viên APO, năng suất ở Ấn Độ đã tăng hơn bốn lần, từ 3,91 nghìn đô năm 1991 lên 16,53 nghìn đô vào năm 2019. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong số các nền kinh tế thành viên APO, với mỗi năm năng suất lao động của người lao động tăng từ 3,55 nghìn đô năm 1991 lên 13,33 nghìn đô năm 2019.

Nhìn vào các phân tích cả về số lượng và chất lượng lao động thanh niên, dường như có sự đánh đổi giữa hai điều này. Ví dụ, ở Nhật Bản, số lượng được cải thiện nhiều nhất, trong khi sự thay đổi về chất lượng lại trì trệ nhất. Mặt khác, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam không cải thiện về số lượng nhưng lại có xu hướng cải thiện về chất lượng. Do đó, việc cải thiện về số lượng là một vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia thành viên APO và một số thực tiễn tốt nhằm cải thiện số lượng việc làm cho thanh niên ở Nhật Bản đã được đưa ra để giải quyết vấn đề này.

Ba dự án ở Nhật Bản đã được giới thiệu ở các bài viết trước nhằm mục đích cung cấp cơ hội việc làm ổn định, chất lượng cao thông qua những thay đổi trong mô hình việc làm và cải thiện điều kiện làm việc kết hợp với các chính sách. Họ cũng thúc đẩy ổn định việc làm và phát triển năng lực bằng cách khôi phục việc làm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19, từ đó tăng cường cải thiện năng suất và nền tảng kinh tế.

Dựa trên ba dự án của Nhật Bản nhằm cải thiện số lượng việc làm cho thanh niên đã được đề cập ở các phần trước, ba loại sáng kiến chính sách sau đây đóng vai trò quan trọng: Một là (nâng cao) kỹ năng; Hai là phát triển kiến thức về AI; Ba là chia sẻ kiến thức.

Sáng kiến chính sách 1: (Nâng cao) kỹ năng

Một số thanh niên có thể tự mình đạt được các kỹ năng công nghệ số ở mức độ cao (ví dụ: lập trình và phân tích dữ liệu), nhưng những người khác thì không. Vì vậy, điều quan trọng là trang bị cho những người trẻ những kiến thức cơ bản về AI và IoT, đặc biệt là lập kế hoạch chuyển đổi số và AI. Lập kế hoạch AI giúp xác định và hiểu mục tiêu và mục đích của dự án.

Sáng kiến chính sách 2: Phát triển kiến thức AI

Ở cấp đại học, chương trình giảng dạy cho các lớp khoa học dữ liệu và AI mới được thiết lập. Tuy nhiên, ở Nhật Bản ngày nay, chất lượng giáo dục có thể chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành công nghiệp. Nâng cao năng lực giáo viên để cải thiện kiến thức về AI là một ưu tiên trong giáo dục tiểu học và trung học.

Sáng kiến chính sách 3: Chia sẻ kiến thức

Tốc độ của quá trình chuyển đổi công nghiệp bao gồm cả chuyển đổi số đang diễn ra nhanh chóng và đòi hỏi những không gian để chia sẻ các thực tiễn tốt, chẳng hạn như các trung tâm tri thức trực tuyến hoặc thư viện. Điều cần thiết là phải liên tục chia sẻ kiến thức thông qua các nền tảng như buổi nói chuyện về năng suất do APO tổ chức.

Đoàn thanh niên Ủy ban TCĐLCLQG dịch từ: Dr. Akira Murata (2022), Productivity Insights Vol. 2-7, Inclusive Productivity: Engaging the Youth. Asian Productivity Organization (APO).

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích