Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công

(Xây dựng) – Sàn hộp là loại sàn phẳng không dầm được phát triển hơn 30 năm bởi Tập đoàn Daliform & Geoplast (Ý), được ứng dụng hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam sàn hộp được nhiều đơn vị trong nước phát triển và cung cấp từ năm 2012, đến nay đã hàng ngàn công trình đưa vào sử dụng.

Lịch sử phát triển các loại sàn hộp tại Việt Nam ban đầu dưới hình thức nhận chuyển giao trực tiếp từ các kỹ sư người Ý. Các hộp sử dụng thuở đầu là hộp Uboot có 4 chân, không có chân giữa. Kích thước hộp là 520x520mm. Loại hộp này có ưu điểm là độ cứng cao nhưng không có chân giữa khiến việc kiểm tra bê tông đáy hộp rất khó khăn.

Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Sàn hộp 4 chân nguyên thủy Tập đoàn Daliform – Ý.

Vì vậy, từ năm 2016 dưới nhu cầu cần có loại hộp để nâng cao việc kiểm soát chất lượng bê tông, đã du nhập hình thành và phát triển nên loại hộp Nautilus Evo (còn gọi là hộp Nevo) có 5 chân, ngoài 4 chân côn ở 4 góc thì hình thành thêm 1 chân côn ở giữa. Loại chân côn ở giữa này có 3 tác dụng chính :

• Giúp hộp cứng hơn khi chịu lực tác động người và phương tiện máy móc

• Tạo nên 1 trụ bê tông ở giữa góp phần chịu lực cục bộ sàn

• Lỗ thoát hơi giúp khi đầm bê tông lớp 1 hộp sẽ xì qua đó giúp hộp không bị đẩy nổi

Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Sàn hộp 5 chân cải tiến Tập đoàn Geoplast – Ý.

Với sự phát triển vũ bảo ứng dụng của ngành Xây dựng Việt Nam những năm 2018-2024, sàn hộp ra đời giải quyết được rất nhiều nhu cầu thực tế của các chủ đầu tư, kiến trúc sư nhà thầu vì ưu điểm: Vượt nhịp lớn 8-15m với trần mỏng chỉ 20-36cm, cách âm cách nhiệt, xây tường bất kỳ vị trí, chiều cao thông thủy tăng, thi công nhanh …

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của sàn hộp vượt nhịp đã dần thay thế sàn dầm truyền thống ở các công trình nhịp mặt tiền rộng đòi hỏi sự thông thoáng kiến trúc. Tuy nhiên, song song sự phát triển nhanh chóng đó cũng còn tồn tại những nguy cơ về mặt chất lượng chưa được kiểm soát tốt và có thể xảy ra sự cố nếu nhà thầu hoặc chủ nhà chưa được tư vấn bởi những hãng cung cấp chuyên nghiệp. Sau đây là những rủi ro trong quá trình thi công và cách khắc phục việc thi công sàn hộp.

Những rủi ro trong lựa chọn và lắp đặt hộp tạo rỗng cho sàn hộp

Lắp đặt hộp không thẳng hàng, khoảng cách không đều

Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Các hộp do việc kiểm soát không kỹ nên đi không đúng khoảng cách thiết kế, các hộp sát nhau làm cho không thể đầm được bê tông.

• Sàn hộp bản chất là sàn ô cờ và chịu lực dựa trên các hệ dầm xương cá dầm I đi thẳng hàng vuông góc, vì vậy việc giữ kích thước các dầm I này trên mặt bằng rất quan trọng. Việc này đảm bảo rằng các dầm I chịu lực là liên tục và phân bố tải nội lực đều. Sai số các dầm I chỉ cho phép lệch trong phạm vi 1cm. Việc đi các hộp không thẳng hàng sẽ làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu giảm độ cứng và có thể gây nứt võng.

• Giải pháp: Chọn hãng hộp uy tín, kỹ sư có kinh nghiệm. Luôn giữ khoảng cách các hộp bằng 1 cữ đều của các hộp. Rải hộp cần kết hợp căng dây và luôn điều chỉnh để cho hộp thẳng hàng với nhau.

Bê tông tràn vào lòng hộp nhiều gây nặng sàn hoặc nguy hiểm giáo chống lúc đổ

Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Hộp cung cấp hở đáy làm bê tông dâng lên trong lòng hộp – không còn yếu tố giảm trọng lượng, không còn ý nghĩa tạo rỗng làm nặng sàn.

• Rủi ro đầm kỹ bê tông tràn vào nhiều: Sàn hộp nếu sử dụng dạng hộp hở hoặc hộp có tấm bịt đáy rỗng lỗ vuông thì khi đầm bê tông sẽ khiến bê tông chảy vào trong lòng hộp làm tải trọng sàn tăng gây nứt võng. Không đầm kỹ thì không đảm bảo chất lượng bê tông

• Rủi ro bề mặt sàn không đồng đều không khống chế được lượng bê tông chảy vào : Do không có nắp nên không khống chế được lượng bê tông dày hay mỏng làm tiết diện chịu lực của dầm I không đều làm chênh độ cứng gây nứt.

• Giải pháp: Sử dụng hộp kín 4 mặt đảm bảo tuyệt đối không có bê tông lèn vào trong hộ.

Bê tông không vào tới giữa hộp do nắp bịt, mặt dưới lồi lõm

Với việc để khống chế lượng bê tông thì sử dụng nắp bịt đáy dạng lỗ vuông tuy nhiên việc này để lại nhiều rủi ro về việc kiểm soát bê tông lèn vào không nhỏ.:

• Rủi ro phân tầng cốt liệu do nắp đáy không kín hoàn toàn: Nước xi măng chảy vào trong lòng hộp làm khiến cho cốt liệu xi thì chảy vào, cốt liệu đá thì nằm ngoài làm phân tầng cốt liệu, bê tông không đảm bảo chịu lực cho lớp dưới.

• Rủi ro tấm bịt đáy hở, không liên kết cứng với chân côn ở giữa hộp và bị tuột: Mặt nắp đáy không liên kết cứng vào chân giữa hộp làm nắp bị tụt xuống, nắp đáy mềm dẻo không bằng phẳng làm tăng ma sát bê tông với nhựa khiến bê tông không chảy được.

• Rủi ro bố trí hộp và bố trí thép không đảm bảo: Lớp dưới sàn quá sát vào mặt đáy dưới hộp không còn chỗ cho bê tông chui vào. Như hình 5 thép nằm quá sát nắp hộp khiến bê tông không thể lèn vào.

Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Đáy dưới không được liên kết chặt chẽ với phần chân côn hộp ở giữa bị rơi ra trong quá trình thi công làm cản trở không cho bê tông chảy vào dưới hộp.
Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Lớp dưới hộp mỏng như các lớp bánh đa và chỉ cần một độ võng cựa nhẹ của sàn cũng khiến kết cấu sàn bị nứt, kém bền vững.

Hộp hở đáy nên nước bốc hơi sẽ đọng trong hộp lâu dài gây thấm dột và ăn mòn cốt thép

• Quan sát qua 2 hình ảnh tháo trần thi công sàn hộp loại hở đáy hoặc đáy có nắp lỗ vuông và loại sàn hộp đôi kín 4 mặt chúng ta có thể thấy sự khác biệt lớn giữa màu bê tông.

• Màu bê tông của loại hộp hở đáy có hình dạng sẫm ở dưới mặt hộp còn màu bê tông của sàn hộp đôi kín 4 mặt là đồng nhất. Điều này được lý giải là do nước thoát hơi trong lòng khối rỗng đã bị đọng lại trong lòng hộp rỗng gây sự khác biệt màu sắc. Việc nước đọng lại lâu dài gây ăn mòn cốt thép cũng như rủi ro thấm dột hỏng các lớp hoàn thiện

• Giải pháp: Sử dụng hộp kín 4 mặt và đáy kín hoàn toàn.

Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Do đáy hở nên nước bốc hơi đọng vào hộp làm màu sắc bê tông dưới hộp khác với ở sườn. Nước đọng gây rủi ro về thấm ăn mòn thép.
Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Hộp kín nên màu bê tông đồng nhất không đọng nước trong sàn.

Ứng dụng mô đun hộp đôi cải tiến mới – giải pháp đảm bảo chất lượng sàn

Sự phát triển của sàn hộp và cách kiểm soát chất lượng thi công
Hộp đôi úp từ 2 mặt hộp đôi với nhau, đáy đúc nguyên khối kín 4 mặt.

Các ưu điểm vượt trội của hộp đôi cải tiến mới

– Không có hao hụt bê tông tránh bê tông lèn vào trong hộp như các loại hộp nhựa hở đáy khác

– Đầm dùi dễ dàng hơn, góc đầm dùi chéo vào trong đưa cốt liệu thuận lợi vào dưới mặt hộp

– Nắp hộp được đúc nguyên khối loại bỏ rủi ro tuột nắp hoặc hình dạng nắp không đồng đều.

– Khoảng cách đầm dùi từ cạnh tới giữa hộp chỉ 20cm là khoảng cách sát nhất trong các loại hộp , đầm dùi dễ dàng rung động tới phần giữa hộp, đảm bảo độ đặc chắc của bê tông lớp dưới, tạo hình như thiết kế.

– Hộp đôi kín 4 mặt nên khi hơi nước bốc hơi không đọng nước trong hộp, khi bê tông đông cứng không chứa nước lâu dài gây ăn mòn cốt thép cũng như rủi ro thấm dột hỏng các lớp hoàn thiện

Video thực tế thi công sàn hộp đôi thực tế

>>> Xem video 1. Bê tông khi bơm chưa cần đầm bê tông đã tràn hết vào mặt dưới hộp.

>>> Xem video 2: Bê tông kín đáy nên không thể dâng lên trong lòng hộp.

Đầm dùi bê tông chảy tràn phủ hết mặt dưới hộp và đảm bảo độ đặc chắc của bê tông.

Qua những phân tích ở trên có thể thấy việc thi công sàn hộp tuy ít bước hơn sàn dầm nhưng cũng có những kỹ thuật đặc thù chuyên biệt. Để kiểm soát tốt việc thi công sàn hộp hình dạng đảm bảo chất lượng cần có các hãng sàn hộp chuyên nghiệp và chủng loại hộp phù hợp.

Trong các sản phẩm trên thị trường, giải pháp hộp đôi do Công ty Tbox nghiên cứu và phát triển là giải pháp được đánh giá là giải pháp hộp hoàn thiện phục vụ thi công sàn hộp tạo rỗng đảm bảo chất lượng hàng đầu hiện nay.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích