Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 6/2

Nhóm cổ phiếu bất động sản phân hóa mạnh; Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính quý IV/2022 của một số doanh nghiệp …là những thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 6/2.

Sự kiện doanh nghiệp niêm yết

* VN-Index: Chốt phiên ngày 03/2, chỉ số VN-Index giảm 0,44 điểm (-0,04%), xuống 1.077,15 điểm. Nhóm VN30 giảm 8 điểm với 16/30 mã giảm điểm. Hàng loạt cổ phiếu trụ giảm trên 2% như MWG, TCB, VJC, FPT, SSI.

Nhóm cổ phiếu bất động sản phân hóa khá mạnh. Nhiều mã có xu hướng khá tích cực như NVL, KBC, KDH, L14, GEX. Ngược lại, PDR, ITA, QCG, IBC đều chìm trong sắc đỏ.

* VN-Index: Nhóm tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) mua ròng mạnh nhất đối với cổ phiếu GMD, giá trị 161 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh; ngoài ra còn mua ròng mạnh tại các cổ phiếu ngân hàng OCB và cổ phiếu bán lẻ MWG với giá trị lần lượt 41 tỷ và 16 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, CTCK tập trung bán ròng mạnh nhiều chứng chỉ quỹ bao gồm: FUEVFVND, E1VFVN30 và FUESSVFL với tổng giá trị đạt 37 tỷ đồng. Xếp theo sau, các cổ phiếu bị bán ròng mạnh trên 12 tỷ đồng trong phiên 3/2 còn có cổ phiếu BCM, HPG.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 6/2
Thông tin chứng khoán đáng chú ý ngày 6/2. (Ảnh: Hoàng Hà)

* HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vẫn chưa nhận được báo cáo tài chính quý IV/2022 theo quy định của: Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC), Tập đoàn FLC (FLC); Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC), Tập đoàn Dầu khí An Pha (ASP); Nhựa Đông Á (DAG); Apax Holdings (IBC) của Shark Thủy; Tổng công ty Gas Petrolimex (PGC); Đầu tư Sao Thái Dương (SJF); Xây dựng Điện Việt Nam (VNE) và Phát triển Điện lực Việt Nam (VPD).

* MSB: Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đạt hơn 5.787 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2022, tăng 14% so với năm trước, nhờ giảm mạnh dự phòng rủi ro.

* PGB: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex thu được gần 506 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2022, tăng 54% so với năm trước, nhờ tăng trưởng tất cả các nguồn thu.

* SSB: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á thu được 5.069 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế lũy kế cả năm 2022, tăng 55% so với năm trước.

* QCG: Công ty Cổ phần (CTCP) Quốc Cường Gia Lai lỗ ròng hơn 5 tỷ đồng trong quý IV/2022, trong khi cùng kỳ lãi hơn 29 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, lãi ròng chỉ đạt 25 tỷ đồng, giảm 62% so với năm trước, dù doanh thu thuần tăng 21%, đạt 1.274 tỷ đồng.

* FCN: CTCP FECON, báo cáo doanh thu thuần trong quý IV/2022 đạt hơn 838 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt hơn 62 tỷ đồng, giảm 55%. Lũy kế năm 2022, FCN đạt doanh thu thuần hợp nhất 3.044 tỷ đồng, giảm 13% so với năm trước đó và thực hiện được hơn 60% kế hoạch năm.

* CTF: CTCP City Auto ghi nhận doanh thu thuần quý IV/2022 hơn 2.240 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ; tuy nhiên lợi nhuận ròng quý IV chỉ đạt gần 35 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2021.

* BLI: Trong quý IV/2022, Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm hơn 417 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BLI giảm 73% so cùng kỳ, còn hơn 10 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2022, BLI thu về hơn 88 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 6% so với năm trước.

* ASM: CTCP Tập đoàn Sao Mai ghi nhận doanh thu thuần trong quý IV/2022 tăng 17%; lãi sau thuế gần 66 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ. Lũy kế năm 2022, doanh thu ASM đạt gần 13.750 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước.

Sự kiện trong nước và quốc tế tác động đến TTCK

* Sau 5 phiên liên tiếp bơm ròng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần (3/2). Tính chung, cơ quan quản lý tiền tệ đã hút ròng 12.592 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng trong phiên giao dịch 3/2.

CTCK Vietcombank cho rằng, năm 2023, một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ là đảm bảo tính hấp dẫn trong việc nắm giữ VND, hạn chế dòng vốn chảy khỏi Việt Nam khi lãi suất huy động USD vẫn luôn được duy trì ổn định ở mức 0%.

* Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/2, hợp đồng dầu Brent giảm 2,43 USD (tương đương 3%) xuống 79,74 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI giảm 2,66 USD (tương đương 3,4%) còn 73,22 USD/thùng. Nhà đầu tư đang chú ý đến diễn biến lệnh cấm vận ngày 05/02 của EU đối với các sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga.

* Đồng USD tăng mạnh vào phiên giao dịch cuối tuần trước sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy các nhà tuyển dụng Mỹ đã tạo thêm nhiều việc làm trong tháng 1 hơn so với dự kiến của các nhà kinh tế, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể buộc phải tiếp tục lộ trình tăng lãi suất.

Nguồn: Báo xây dựng

Bạn cũng có thể thích