Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm trên ô tô đúng cách để tránh gây hiểu nhầm dẫn tới tai nạn

Đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn nguy hiểm khẩn cấp (đèn hazard) là một cặp đèn báo nhấp nháy trên xe o tô. Đèn khẩn cấp thường được bố trí tại nơi dễ quan sát, kích thước lớn trên bảng táp-lô để tài xế dễ dàng sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Đèn khẩn cấp chỉ nên sử dụng khi xe gặp sự cố đang di chuyển hay phải đỗ trên đường, giúp các tài xế khác chú ý, chủ động tránh xe để không xảy ra va chạm. Bên cạnh đó, đèn khẩn cấp cũng có tác dụng thu hút sự chú ý và giúp đỡ của những lái xe hay người đi đường khác khi xe đang di chuyển mà gặp trục trặc.

Khi xe gặp sự cố, hỏng hóc, người điều khiển phương tiện có thể dừng đỗ bật đèn khẩn cấp ở những nơi có biển cấm mà không bị xử phạt. Tuy nhiên, với những trường hợp lợi dụng việc bật đèn khẩn để dừng đỗ trái phép sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khi di chuyển trong thời tiết xấu như: mưa lớn, sương mù dày đặc sẽ làm tầm nhìn của lái xe bị hạn chế. Việc bật đèn khẩn cấp sẽ giúp các lái xe khác di chuyển chậm lại hoặc cân nhắc kỹ càng hơn khi có ý định vượt qua xe. Một trường hợp nữa cũng được khá nhiều người đồng tình khi sử dụng đèn khẩn cấp là việc lái xe di chuyển chậm qua khu vực có xảy ra tai nạn hoặc chở người đi cấp cứu.

Để kích hoạt chế độ này, người lái xe sử dụng nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển. Một số xe khác sẽ tự động kích hoạt chế độ này nếu bị tai nạn hoặc phanh gấp.

Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm ô tô cần đúng cách để không gây hiểu nhầm cho các phương tiện giao thông khác. Ảnh minh họa

Tuy nhiên hiện nay, khi lưu thông trên đường, nhiều tài xế bật để đi thẳng qua ngã tư, vòng xuyến gây khó chịu cho người điều khiển các phương tiện khác. Thực tế, khi qua ngã tư, nếu không bật xi-nhan bên nào thì mặc định xe đi thẳng. Qua vòng xuyến cũng tương tự, rẽ bên nào, bật bên đó. Nếu đi thẳng qua vòng xuyến, luật không yêu cầu phải bật xi-nhan, nhưng nên sử dụng theo quy tắc “vào trái, ra phải” để an toàn hơn. Trong cả hai trường hợp này, đèn khẩn cấp đều không nên sử dụng. Thậm chí nhiều người cho rằng, cách bật đèn này để thị uy với tài xế khác, muốn phóng nhanh cướp đường, gây nguy hiểm.

Việc sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm sai cách có thể gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác về hướng di chuyển, dẫn đến xử lý sai và gây tai nạn. Đối với các phương tiện khác, khi thấy đèn cảnh báo nguy hiểm thì phải nhường đường và giữ khoảng cách an toàn. 

Mặc dù hiện tại chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng đèn khẩn cấp trong luật giao thông, nhưng các nhà sản xuất khuyến cáo người lái nên sử dụng khi thực sự cần thiết. Xong nếu việc sử dụng đèn này không đúng mục đích, và dẫn đến việc dừng đỗ xe tại những nơi có biển cấm người lái sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điểm e, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, với mức phạt dao động từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 35:2024/BGTVT về đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Quy chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Đèn chiếu sáng phía trước của xe ô tô đạt yêu cầu khi kiểm tra phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Yêu cầu kết cấu: Kết cấu của đèn được kiểm tra phải đáp ứng quy định tại điểm 1 của một trong các Phụ lục C đến Phụ lục G của QCVN 35:2024/BGTVT.

Yêu cầu đặc tính quang học: Đặc tính quang học của đèn được kiểm tra phải đáp ứng quy định tại QCVN 35:2024/BGTVT. Đối với đèn độc lập phải đáp ứng quy định tại QCVN 35:2024/BGTVT, đặc tính quang học đèn chiếu xa độc lập phải đáp ứng quy định tại của QCVN 35:2024/BGTVT.

Yêu cầu về màu sắc ánh sáng: Màu sắc ánh sáng của đèn được kiểm tra phải đáp ứng quy định của QCVN 35:2024/BGTVT. Tính ổn định đặc tính quang học của đèn trong quá trình hoạt động được kiểm tra phải đáp ứng quy định QCVN 35:2024/BGTVT.

Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Vân Thảo (T/h)

Nguồn: Tạp chí điện tử chất lượng Việt Nam

Bạn cũng có thể thích